Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Bếp lửa và ánh nến phục sinh


Lửa phục sinh (Osterfeuer/ Easterfire)
Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện..Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt trời xem ánh lửa như thần thiêng. miền bắc Na Uy không có mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời, ngược lại mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất nầy sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa phục sinh cũng là nguồn sống của con người, lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà chúa đã mang đến cho chúng ta, từ năm 750 ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh, thời sơ khai người ta dùng hai hòn đá đánh cho xẹt ra lửa, rồi từ từ biết dùng khí đốt. Đến thế kỷ thứ 11 ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về Tôn giáo.
Nến phục sinh (Osterkerze/ Eastercandle)
Các Tôn giáo đều sử dụng nến (đèn cầy) đốt sáng trên bàn thờ, ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm, năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư Tôn đồ về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống .đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng cho đến thế giới ngày nay .
Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, Tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. mọi người reo mừng "Christus ist das Licht- Gott sei ewig Dank" Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước..Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghiã đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên " Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi "Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến phục sinh được đốt sáng.
-adgs-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét