Quê hương là gì?
Có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về hai chữ quê hương , nhưng đề định nghĩa
rõ rệt và tường minh về hai tiếng quê hương thì chắc chắn là khó mà định nghĩa
cho hết được. Có biết bao thi sĩ và nhạc sĩ viết về quê hương nhưng chủ đề quê
hương là vô tận viết không bao giờ hết , cho nên có thể nói quê hương là một
khái niệm chứ định nghĩa thì làm sao mà định nghĩa được.
Có thể nói với ai
đó quê hương là cái gì đó trừu tượng và khó tả lắm. Nhưng với nhà Đỗ Trung Quân
thì :
Quê hương là chùm
khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường
đi học ,con về rợp bướm vàng bay…
Còn với nhà thơ Tế
Hanh thì:
Quê hương tôi có
con sông xanh biếc
Nước gương trong
soi tóc những hàng tre
…
Tôi sẽ về sông
nước của quê hương
Tôi sẽ về sông
nước của tình thương.
Hay đến với Giang Nam thì kí ức của quê hương rất gần gũi
và mang đầy cảm xúc .
Thưở còn thơ ngày
hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua
từng trang sách nhỏ…
Những ngày trốn
học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào
đã khóc…
Quả thật quê hương
là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng , hình ảnh quê hương là vô tận không
biết diễn tả thế nào cho hết cảm xúc của mổi người có khi là một làn khói lam
ban chiều của ai đốt đồng, hay những cánh diều lơ lững trên mây…
Quê hương nếu ai
không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người.
Vâng với quê hương qua các tác phẩm và nhạc
phẩm thì những câu từ nó rất mộc mạc giản dị và gần gũi với mỗi con người .
Nhưng với quê hương ở hành tinh này thì ta còn quê hương nào khác nữa không và
cuộc hành trình ở trần gian này rồi con người sẽ đi về đâu? Nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn đã viết một nhạc phẩm rất nổi tiêng Một cõi đi về ( đi đâu và về đâu)
Bao nhiêu năm rồi
còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh
cho đời mỏi mệt
…
Trăm năm vô biên
chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nào
là chốn quê nhà
….
Từng lời tà dương
là lời mộ địa…
Còn nhạc sĩ Lê
Dinh thì có bài Trở về cát bụi
Người ơi hãy nhớ cát bụi là ta
Nào ai biết trước số phận ngày sau Ông Trời sẽ trao
Ta cứ đi đi mãi theo tiếng thời gian “ vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ…” Rồi cuối cùng cũng trở về cát bụi.
Trong kinh thánh Cựu ước thì với dân Do Thái ngày
xưa bị lưu đày ở Babylon họ cũng nhớ đến quê hương của mình và trong cuộc lưu
đày biết bao đau khổ về thể xác họ đi bộ cả ngàn cây số cuộc sống thiếu
thốn,công việc cực nhọc nơi lưu đày và họ cũng tự hỏi mình sẽ đi về đâu?
Đau khổ về tinh thần: Họ bị thử thách về đức
tin, Hoàn cảnh đặt ra cho Họ những câu hỏi nhức nhối : Có Gia Vê thật hay không
, và họ bắt đầu mất niềm tin ở trong Chúa . Ngày đêm họ ngóng trông về cố hương
hy vọng ngày nào được trở về cố Quốc.
Gần sông Babylon
Tôi ngồi, tôi khóc
Tôi nhớ Xion
(Tv,137:1)
Sau 50 năm lưu đày
xa xứ, năm 538 tcn, người Do Thái được hồi hương và họ đã xây lại được đền thờ
và tường thành Giêrusalem và qua cuộc lưu đày đã giúp họ thanh tẩy và canh tân lại đời sống đức tin
một cách trưởng thành hơn , và họ lại hồi tưởng
Khi Chúa phục hồi
thịnh vượng cho Xion
Chúng tôi như
người đang mơ
Ai gieo trong nước
mắt sẽ gặt trong hân hoan (Tv 126)
Nhớ lại tổ phụ
chúng ta ngày xưa Abraham thiên chúa đã bảo Ông hãy rời quê cha đất tổ mà đi
đến đất chúa hứa ban
"Hãy đi khỏi xứ sở
ngươi, khỏi quê quán ngươi,
khỏi nhà cha ngươi,
đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi.
Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn,
Ta sẽ chúc lành cho ngươi,
và Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao,
ngươi sẽ là một mối chúc lành" (Kn 12:1-2).
khỏi nhà cha ngươi,
đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi.
Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn,
Ta sẽ chúc lành cho ngươi,
và Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao,
ngươi sẽ là một mối chúc lành" (Kn 12:1-2).
Abraham đã vâng
lệnh chúa và từ đây chuẩn bị cho một triều đại mới của đấng cứu thế
Qua thời các tổ phụ đến thời các
vua, Giavê tiếp tục ban những lời hứa mới nhuốm màu sắc triều đại Mêsia. Từ môi
miệng ngôn sứ Nathan, lời hứa về một triều đại vĩnh cửu được tiên báo:
"Lòng nhân nghĩa của Ta sẽ không rời xa nó,
như Ta đã cho rời khỏi Saul,
kẻ Ta đã truất khỏi trước mặt người.
Nhà ngươi và vương quyền của ngươi
sẽ kiên cố trước mặt Ta,
ngai ngươi sẽ vững bền mãi mãi" (2 Sam 7:15-16).
như Ta đã cho rời khỏi Saul,
kẻ Ta đã truất khỏi trước mặt người.
Nhà ngươi và vương quyền của ngươi
sẽ kiên cố trước mặt Ta,
ngai ngươi sẽ vững bền mãi mãi" (2 Sam 7:15-16).
Vậy đâu là quê tạm và đâu là quê thật và đâu là đất Chúa
hứa . Trong kinh tin kính ta đọc “…Tôi
tin xác loài người ngày sau sống lại…” kinh tin kính xác tín một điều là : Quê
hương ta chính là quê trời và đất chúa hứa chính là thiên đàng vinh phúc . Đối
với quê hương trần gian mà ta còn tha thiết lo lắng nhớ nhung như thế , còn quê thật của người
Công giáo thì sao? Trong con tàu lữ hành trần gian này ai trong chúng ta cũng
vậy , rồi cũng phải tự hỏi mình sẽ đi về đâu và quê hương thứ hai của mình sẽ
ra sao? chúng ta có kịp chuẩn bị về quê thật đầy đủ hành trang cân thiết hay
chưa? , quê trời mới là quê thật lời chúa đã hứa ban thì dù một chấm một phẩy
cũng không bao giờ thay đổi.Thiên chúa công bằng lòng lành vô cùng , lòng nhân
từ của chúa từ đời này sang đời khác. Người vẫn luôn yêu thương ta và hứa thiên
đàng cho mỗi người chúng ta . Vậy ta phải trung tín với chúa phải sống đúng và
giữ các giới răn của Người , Ngõ hầu mai sau chúng ta được về với chúa hưởng
hạnh phúc muôn đời như lời chúa hứa ban.
Lạy chúa trong xã hội ngày nay có rất nhiều người mãi
lo hưởng thụ thiên đàng trần gian mà quên đi quê hương thật của mình , Họ đã
sống buông thả Họ đã dần dần không nhận ra chúa nữa . Thế giới ngày thêm văn
minh hiện đại, họ muốn chinh phục vũ trụ. Nhưng họ đâu biết với những văn minh
hiện đại đã dần dần đẩy họ xa rời chúa và tự hủy diệt mình trong bước tiến của
nhân loại . Nguyện xin lòng từ nhân của Thiên chúa xin soi dẫn cho họ chỉ có
chúa nếu không có bàn tay của chúa thì không thể làm được gì , chúa đã phán
“Không có thầy các con không thể làm được việc gì”.
Chúc tụng danh chúa vinh hiển muôn đời.
LAM CHIỀU
HĐGX TÂN THẠNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét