Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Ca đoàn

Ca đoàn phục vụ cộng đoàn
Ca đoàn có là để phục vụ cộng đoàn. Bởi vậy, trong việc sắp xếp chỗ cho ca đoàn ở nhà thờ, nên xếp thế nào để ca đoàn được xem là thành phần của cộng đoàn chứ không xa lìa hay tách biệt. Muốn phục vụ cộng đoàn, ca đoàn phải hát thế cho cộngđoàn những bài hát hay nhưng khó, cộng đoàn không hát được, và yểm trợ cộng đoàn trong những phần hát dành cho họ. 
Tuyệt đối phải loại bỏ khuynh hướng này là ca đoàn bao thầu hết, không để cho cộng đoàn phần nào cả, nhất là vào các ngày Chúa nhật và lễ lớn. Một hình thức phục vụ cộng đoàn rõ rệt nhất là có mặt đông đủ trong những buổi lễ cần có ca đoàn. Nếu ca đoàn không đi, cộng đoàn không có người điều khiển nên sẽ khó hát và không biết hát thế nào cho phải. Vì vậy, huấn thị Âm nhạc trong Phụng vụ số 21 khuyên nên có một hai ca viên có khả năng tập và xướng các bài hát, để khi không có ca đoàn,cộng đoàn cũng có thể hát được : “Nơi nào thiếu phương tiện để thành lập một ca đoàn nhỏ bé, thì phải liệu cho có ít nhất một hoặc hai ca viên được huấn luyện vừa đủ. Ca viên đó phải có thể xướng lên một vài bài đơn giản cho các tín hữu tham gia,đồng thời cũng phải biết điều khiển và yểm trợ cho các tín hữu đó nữa.” Có thể xảy ra trường hợp một lúc nào đó ca đoàngiận cha sở hay một vị trong Ban hành giáo nên làm reo không đi hát. Kể cũng đáng buồn, nếu xảy ra trường hợp này. Nhưng vì tinh thần phục vụ, mong rằng những trường hợp như thế không xảy ra, hay có xảy ra, thì cũng sẽ mau chóng được giải quyết một cách ổn thỏa.
Lại cũng vì tinh thần phục vụ, ca đoàn nên chấp nhận một số hy sinh. Một trong những hy sinh đó là đi tập hát đều đặn vàđúng giờ. Điều này rất cần thiết cho sinh hoạt chung. Không đi tập hát đều đặn sẽ làm cho ca trưởng và các bạn ca viên nản chí; không đúng giờ sẽ làm mất thời giờ cho nhiều người và khiến người ta chán nản không muốn đi tập hát nữa. Ăn thua là ca trưởng làm gương tới đúng giờ và luôn nhắc nhở ca viên về điều này, vì đó là tư cách của người biết tự trọng, có văn hóa như những người văn minh.
Hy sinh thứ hai là chịu khó tập và hát cho hay. Hát hay là hát đúng cung giọng, chỗ to, chỗ nhỏ, chỗ mạnh chỗ yếu theo bố cục của bài hát, và hát với tiếng hát được uốn nắn cho dịu dàng, ngọt ngào, dễ nghe, không gắt gao, chát chúa. Đó là nghệ thuật. Phải trọng và thích nghệ thuật mới chịu khó luyện cho được như thế.
Hy sinh thứ ba là từ chối những bài hát và lối hát hợp cho người ngoài đời chứ không hợp cho nhà thờ. Người hát như thế thường bị cám dỗ phô trương tài nghệ cá nhân hơn là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Khi nào ca đoàn tận tâm phục vụ cộng đoàn, chừng đó Nhà thờ và ca đoàn mới đóng đúng vai trò và chức năng của mình. Hai bên sẽ có những hoạt động hỗ tương để làm cho Nhà thờ nên nơi thờ phượng tốt đẹp với những tiếng hát thanh cao, và biến cađoàn thành nơi cho những con người thiện chí thể hiện tinh thần phục vụ và khả năng ca hát của mình, để góp phần đích đángvào công việc thờ phượng.
- NNT lước trích NÓI VỀ CA ĐOÀN - LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét