“Làm con phải hiếu”. Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất của bổn phận người làm con. Vì khi một người con có hiếu - tức là chu toàn đạo hiếu đối với cha mẹ - thì không còn điều gì phải phàn nàn về người con đó cả. Chính do lòng hiếu thảo mà người con biết vâng lời, trọng kính, và biết ơn cha mẹ. Mà vâng lời, trọng kính và biết ơn là tất cả những gì cha mẹ mong mỏi nơi con cái. Thật vậy, cha mẹ có thể mong mỏi con cái giàu sang, quyền quý và thành đạt. Nhưng trên hết vẫn là mong con cái biết suy nghĩ, biết sống một cuộc đời hiếu thảo.
Có lẽ không có nơi nào trong các điều luật về tôn giáo, hoặc ngay cả dân sự dạy cha mẹ phải hiếu thảo với con mình. Ngay cả đến tình thương yêu và săn sóc cho con cũng là bản năng và phát xuất ngay trong thiên chức làm cha hoặc làm mẹ. Qua thiên chức này, nảy sinh bản năng tự biết bảo vệ và lo lắng cho con. Điều này chúng ta có thể thấy xuất hiện ngay cả trong thế giới loài vật. Nhưng về phần con cái thì ngược lại, Thượng Đế đã phải ra lệnh, đã phải truyền đạt ý định của Ngài, và buộc con cái phải “hiếu thảo” cha mẹ.
Phật giáo khi đề cập tới hiếu thảo đã coi đây là đạo. Một một bổn phận thiêng liêng của người con. Trong tinh thần ấy, Phật giáo coi cha mẹ là “phật sống” tại nhà: “Nơi đâu không có Phật, thì cha mẹ chính là Phật”. Điều này có nghĩa là cha mẹ là hiện thân của Thượng Đế mà con cái phải hết lòng yêu kính, vâng lời, và thảo hiếu. Truyện nhà Phật có kể về Đức Mục Kiền Liên đã xin xuống chin tầng địa ngục để tìm và giải thoát mẹ. Ngài Mục Kiền Liên do đó đã trở thành một mẫu gương sống đạo cho mọi Phật Tử. Gương hiếu thảo của ngài luôn được nhắc nhở, đặc biệt là vào những dịp Vu Lan, mùa báo hiếu của Phật tử.
Thiên Chúa giáo, trong 10 Giới Răn Thượng Đế ban cho nhân loại, Ngài đã dành riêng một giới răn cho cha mẹ: “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi”. Giới răn này, được xếp ngay sau 3 giới răn dành riêng cho Thượng Đế. Điều này cũng có nghĩa rằng, ngay sau Thượng Đế, cha mẹ là người quan trọng nhất, cần thiết nhất, và gần gũi nhất với người con. Và điều này cũng có nghĩa là, sau những bổn phận cần thiết con người đối với Thượng Đế, thì điều con người phải lo lắng và phải chu toàn là bổn phận và nghĩa vụ đối với đấng sinh thành. Không hiếu thảo với cha mẹ, người con cũng vẫn có thể bị trầm luân như không tuân giữ các huấn lệnh khác của Ngài vậy.
Đòi hỏi của Thượng Đế có quá đáng đối với người con không? Thật ra, đòi hỏi của Ngài không có gì là quá đáng. Một người con dù có làm gì cho cha mẹ đi nữa, cũng không trả nổi công ơn trời bể mà cha mẹ đã làm cho mình. Ai đã có dịp nghiên cứu về tâm sinh lý, hoặc tâm lý phát triển và giáo dục đều nhận thấy rõ điều này, một người con khi hoài thai trong lòng mẹ cho đến khi chào đời, và được nuôi dưỡng, giáo dục thành một người trưởng thành về cả tâm lý và thể lý, thì công ơn đó tiền bạc, hay bất cứ điều gì có tính cách vật chất và giá trị vật chất đều không thể so sánh và trả giá nổi.
Ca dao Việt Nam đã diễn tả rất hay và rất ý nghĩa về lòng yêu thương và sự hy sinh của cha mẹ đối với con cái như sau: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đứng trước công ơn trời biển ấy, thì lời khuyên dành cho con cái là phải sống sao “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Chữ hiếu do đó, gắn liền với đạo làm con - Đạo hiếu. Một con đường dẫn tới hành vi hiếu thảo, và hoàn chỉnh đời sống nơi con cái. Nó không những chỉ đòi hỏi một ngày, một tháng, một năm, mà bao lâu người con còn sống, thì họ phải sống và thực hành hiếu thảo. Bất cứ ai đã làm con đều phải chu toàn đạo sống này. Không ai có quyền châm chước hoặc coi thường, vì một người con không thể nào sống trọn đạo, nếu họ không thảo hiếu đối với cha mẹ. Một người dù ăn chay trường, đi chùa, đi lễ và rất hăng say trong các công tác cộng đồng, đoàn thể, nhưng nếu họ lơ là với cha mẹ, không hiếu kính cha mẹ, chúng ta có quyền nghi ngờ về sự chay tịnh và những hành động xã hội của họ. Vì một người đã sinh thành ra họ, hy sinh cuộc sống mình cho họ, mà họ không yêu kính, không hiếu thảo, thử hỏi họ làm sao đối đãi công bình, trọng kính và yêu thương được những người khác.
“Cho tròn chữ hiếu”, hình ảnh của sự tròn trịa là không góc cạnh, không vết nứt, không sứt mẻ. Do đó, khi đề cập đến sự tròn đầy của lòng thảo hiếu là nói đến một chữ hiếu không vụ lợi, không hình thức, hoặc không gượng ép. Người con phải hiếu thảo và yêu thương cha mẹ như chính sự đầy đặn và thương yêu vô điều kiện của cha mẹ dành cho mình. Bởi thế, hành động hiếu thảo cũng không phải là cho mẹ, cho cha vài trăm, vài ngàn, hay vài chục ngàn. Hoặc cho cha mẹ bữa ăn, hay mua sắm vật này, vật khác. Của cải hay vật chất đối với nhiều người trẻ là quan trọng, nhưng đối với những người đã già, đã hiểu rõ thế nào là giá trị đồng tiền, và đã có thời nắm giữ tiền, hoặc đã trải qua nhiều thay đổi của cuộc sống, thì tiền bạc và những thứ lệ thuộc bên ngoài cuộc sống không có nghĩa gì đối với những người này cả. Cái mà những người lớn tuổi tìm kiếm là niềm vui vì nhìn thấy con cháu hạnh phúc và thăng tiến, thương yêu nhau. Do đó, đạo hiếu đòi hỏi người con không những giúp đỡ cha mẹ khi túng thiếu, mà còn làm sao cho cha mẹ được vui, nhất là khi cha mẹ đã bước vào tuổi già.
Tâm lý của những người già thường luôn hướng về quá khứ, rất dễ mủi lòng, và rất giàu tình cảm. Người già không có gì để nhìn về phía trước nữa, có chăng là ngôi mộ đang chờ đón họ. Do đó, người già ít bon chen, ít hồ hởi, và dường như không tha thiết với những lợi danh mà họ cho là phù phiếm. Khuynh hướng và tâm lý nhìn lại quá khứ như một yên ủi, và niềm hãnh diện để người già can đảm đi nốt quãng đường còn lại.
Vì có quá nhiều kinh nghiệm và từng trải qua nhiều gian nan, thách đố, nên tuổi già rất bén nhạy với những tiếp xúc bên ngoài, và do đó cũng rất nhạy cảm và giàu cảm xúc. Về mặt tình cảm, người Việt Nam có câu nói rất hay về tâm lý người cao niên: “Một già một trẻ bằng nhau”. Do tâm lý tế nhị và bén nhậy ấy mà người con hiếu thảo phải làm thế nào để cho cha mẹ không phải mủi lòng, không buồn phiền về cách đối xử và hành động của mình. Một nhận xét thực tế mà hầu như rất nhiều người quên sót, đó là, khi còn thơ trẻ, người con được cha mẹ lo lắng, săn sóc rất cẩn thận. Tuổi thơ với những bước đầu đời chập chững, cha mẹ đi theo sau hoặc đứng phía trước hồi hộp, nhẫn nại chờ đợi để hướng dẫn, nâng đỡ những bước chân run rẩy của con. Nhưng khi về già thì con cái lại đi sau hoặc trước nóng nẩy, khó chịu, cằn nhằn, và hối thúc những bước chân rủi rẩy của cha mẹ.
Đối với tuổi trẻ, hành động sống đạo hiếu là vâng lời cha mẹ. Một trong những điều khiến cha mẹ buồn phiền nhất, khổ tâm nhất là thái độ từ chối không vâng lời của con cái. Nhưng hành động này lại là một lỗi lầm trầm trọng nhất của tuổi trẻ. Rất nhiều người trẻ khi nhận ra lỗi lầm của mình, thì cha mẹ đã trở thành người thiên cổ. Lúc đó có khóc lóc, có ăn năn, hoặc có thống hối thì đã muộn. Thống kê cho hay, hằng năm riêng tại Hoa Kỳ có tới hơn 1 triệu trẻ vị thành niên bỏ nhà đi hoang, mong vượt thoát vòng tay của cha me, không muốn học và thực hành bài học vâng lời. Câu hỏi là những thành phần trẻ này đi đâu?
Cũng trong một khảo cứu khác cho hay, các em bỏ nhà ra đi đều mang một tâm trạng chung là hối hận và thèm khát mái ấm gia đình. Nhưng một khi đã ra đi, thì việc trở lại gặp rất nhiều khó khăn. Biết bao em gái vị thành niên đã bị dụ dỗ và bán vào các ổ mãi dâm. Biết bao em trai vị thành niên đã bị đẩy vào con đường tội phạm liên quan đến nghiện hút, trộm cướp, băng đảng cũng chỉ vì không vâng lời cha mẹ. Người ta không biết đã có bao nhiêu sông hồ để chứa những giọt nước mắt của cha mẹ, nhất là người mẹ trước cuộc sống của những người con này. Đây cũng là lời khuyên và cũng là lời cảnh tỉnh chung cho các em tuổi vị thành niên đang muốn làm người tự do, đang nuôi ước mơ tìm khung trời thần tiên bằng con đường thoát ly gia đình, bằng việc từ chối không vâng lời cha mẹ. Tóm lại, đối với tuổi trẻ, lối sống hiếu thảo nhất là vâng lời, và chuyên chăm vào việc học hành lo cho tương lai. Đây là hình thức hiếu thảo mà tất cả mọi cha mẹ đều mong mỏi nơi con cái.
Đạo hiếu, một bổn phận hay trách nhiệm vừa tinh thần và vừa thực tiễn của người con. Một người con ngoan, một người con tốt không thể thiếu sót bổn phận này đối với cha mẹ. Dù họ ở vào lứa tuổi nào, còn bé, vị thành niên, hay đã trưởng thành, điều quan trọng hơn hết vẫn là sự hiếu thảo. Hiếu thảo sẽ chỉ cho người con biết phải làm thế nào để vui lòng cha mẹ. Tròn đầy chữ hiếu tức là chu toàn bổn phận quan trọng nhất của người làm con: “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. “Làm con phải hiếu”. Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất của bổn phận người làm con. Vì khi một người con có hiếu - tức là chu toàn đạo hiếu đối với cha mẹ - thì không còn điều gì phải phàn nàn về người con đó cả. Chính do lòng hiếu thảo mà người con biết vâng lời, trọng kính, và biết ơn cha mẹ. Mà vâng lời, trọng kính và biết ơn là tất cả những gì cha mẹ mong mỏi nơi con cái. Thật vậy, cha mẹ có thể mong mỏi con cái giàu sang, quyền quý và thành đạt. Nhưng trên hết vẫn là mong con cái biết suy nghĩ, biết sống một cuộc đời hiếu thảo.
Có lẽ không có nơi nào trong các điều luật về tôn giáo, hoặc ngay cả dân sự dạy cha mẹ phải hiếu thảo với con mình. Ngay cả đến tình thương yêu và săn sóc cho con cũng là bản năng và phát xuất ngay trong thiên chức làm cha hoặc làm mẹ. Qua thiên chức này, nảy sinh bản năng tự biết bảo vệ và lo lắng cho con. Điều này chúng ta có thể thấy xuất hiện ngay cả trong thế giới loài vật. Nhưng về phần con cái thì ngược lại, Thượng Đế đã phải ra lệnh, đã phải truyền đạt ý định của Ngài, và buộc con cái phải “hiếu thảo” cha mẹ.
Phật giáo khi đề cập tới hiếu thảo đã coi đây là đạo. Một một bổn phận thiêng liêng của người con. Trong tinh thần ấy, Phật giáo coi cha mẹ là “phật sống” tại nhà: “Nơi đâu không có Phật, thì cha mẹ chính là Phật”. Điều này có nghĩa là cha mẹ là hiện thân của Thượng Đế mà con cái phải hết lòng yêu kính, vâng lời, và thảo hiếu. Truyện nhà Phật có kể về Đức Mục Kiền Liên đã xin xuống chin tầng địa ngục để tìm và giải thoát mẹ. Ngài Mục Kiền Liên do đó đã trở thành một mẫu gương sống đạo cho mọi Phật Tử. Gương hiếu thảo của ngài luôn được nhắc nhở, đặc biệt là vào những dịp Vu Lan, mùa báo hiếu của Phật tử.
Thiên Chúa giáo, trong 10 Giới Răn Thượng Đế ban cho nhân loại, Ngài đã dành riêng một giới răn cho cha mẹ: “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi”. Giới răn này, được xếp ngay sau 3 giới răn dành riêng cho Thượng Đế. Điều này cũng có nghĩa rằng, ngay sau Thượng Đế, cha mẹ là người quan trọng nhất, cần thiết nhất, và gần gũi nhất với người con. Và điều này cũng có nghĩa là, sau những bổn phận cần thiết con người đối với Thượng Đế, thì điều con người phải lo lắng và phải chu toàn là bổn phận và nghĩa vụ đối với đấng sinh thành. Không hiếu thảo với cha mẹ, người con cũng vẫn có thể bị trầm luân như không tuân giữ các huấn lệnh khác của Ngài vậy.
Đòi hỏi của Thượng Đế có quá đáng đối với người con không? Thật ra, đòi hỏi của Ngài không có gì là quá đáng. Một người con dù có làm gì cho cha mẹ đi nữa, cũng không trả nổi công ơn trời bể mà cha mẹ đã làm cho mình. Ai đã có dịp nghiên cứu về tâm sinh lý, hoặc tâm lý phát triển và giáo dục đều nhận thấy rõ điều này, một người con khi hoài thai trong lòng mẹ cho đến khi chào đời, và được nuôi dưỡng, giáo dục thành một người trưởng thành về cả tâm lý và thể lý, thì công ơn đó tiền bạc, hay bất cứ điều gì có tính cách vật chất và giá trị vật chất đều không thể so sánh và trả giá nổi.
Ca dao Việt Nam đã diễn tả rất hay và rất ý nghĩa về lòng yêu thương và sự hy sinh của cha mẹ đối với con cái như sau: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đứng trước công ơn trời biển ấy, thì lời khuyên dành cho con cái là phải sống sao “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Chữ hiếu do đó, gắn liền với đạo làm con - Đạo hiếu. Một con đường dẫn tới hành vi hiếu thảo, và hoàn chỉnh đời sống nơi con cái. Nó không những chỉ đòi hỏi một ngày, một tháng, một năm, mà bao lâu người con còn sống, thì họ phải sống và thực hành hiếu thảo. Bất cứ ai đã làm con đều phải chu toàn đạo sống này. Không ai có quyền châm chước hoặc coi thường, vì một người con không thể nào sống trọn đạo, nếu họ không thảo hiếu đối với cha mẹ. Một người dù ăn chay trường, đi chùa, đi lễ và rất hăng say trong các công tác cộng đồng, đoàn thể, nhưng nếu họ lơ là với cha mẹ, không hiếu kính cha mẹ, chúng ta có quyền nghi ngờ về sự chay tịnh và những hành động xã hội của họ. Vì một người đã sinh thành ra họ, hy sinh cuộc sống mình cho họ, mà họ không yêu kính, không hiếu thảo, thử hỏi họ làm sao đối đãi công bình, trọng kính và yêu thương được những người khác.
“Cho tròn chữ hiếu”, hình ảnh của sự tròn trịa là không góc cạnh, không vết nứt, không sứt mẻ. Do đó, khi đề cập đến sự tròn đầy của lòng thảo hiếu là nói đến một chữ hiếu không vụ lợi, không hình thức, hoặc không gượng ép. Người con phải hiếu thảo và yêu thương cha mẹ như chính sự đầy đặn và thương yêu vô điều kiện của cha mẹ dành cho mình. Bởi thế, hành động hiếu thảo cũng không phải là cho mẹ, cho cha vài trăm, vài ngàn, hay vài chục ngàn. Hoặc cho cha mẹ bữa ăn, hay mua sắm vật này, vật khác. Của cải hay vật chất đối với nhiều người trẻ là quan trọng, nhưng đối với những người đã già, đã hiểu rõ thế nào là giá trị đồng tiền, và đã có thời nắm giữ tiền, hoặc đã trải qua nhiều thay đổi của cuộc sống, thì tiền bạc và những thứ lệ thuộc bên ngoài cuộc sống không có nghĩa gì đối với những người này cả. Cái mà những người lớn tuổi tìm kiếm là niềm vui vì nhìn thấy con cháu hạnh phúc và thăng tiến, thương yêu nhau. Do đó, đạo hiếu đòi hỏi người con không những giúp đỡ cha mẹ khi túng thiếu, mà còn làm sao cho cha mẹ được vui, nhất là khi cha mẹ đã bước vào tuổi già.
Tâm lý của những người già thường luôn hướng về quá khứ, rất dễ mủi lòng, và rất giàu tình cảm. Người già không có gì để nhìn về phía trước nữa, có chăng là ngôi mộ đang chờ đón họ. Do đó, người già ít bon chen, ít hồ hởi, và dường như không tha thiết với những lợi danh mà họ cho là phù phiếm. Khuynh hướng và tâm lý nhìn lại quá khứ như một yên ủi, và niềm hãnh diện để người già can đảm đi nốt quãng đường còn lại.
Vì có quá nhiều kinh nghiệm và từng trải qua nhiều gian nan, thách đố, nên tuổi già rất bén nhạy với những tiếp xúc bên ngoài, và do đó cũng rất nhạy cảm và giàu cảm xúc. Về mặt tình cảm, người Việt Nam có câu nói rất hay về tâm lý người cao niên: “Một già một trẻ bằng nhau”. Do tâm lý tế nhị và bén nhậy ấy mà người con hiếu thảo phải làm thế nào để cho cha mẹ không phải mủi lòng, không buồn phiền về cách đối xử và hành động của mình. Một nhận xét thực tế mà hầu như rất nhiều người quên sót, đó là, khi còn thơ trẻ, người con được cha mẹ lo lắng, săn sóc rất cẩn thận. Tuổi thơ với những bước đầu đời chập chững, cha mẹ đi theo sau hoặc đứng phía trước hồi hộp, nhẫn nại chờ đợi để hướng dẫn, nâng đỡ những bước chân run rẩy của con. Nhưng khi về già thì con cái lại đi sau hoặc trước nóng nẩy, khó chịu, cằn nhằn, và hối thúc những bước chân rủi rẩy của cha mẹ.
Đối với tuổi trẻ, hành động sống đạo hiếu là vâng lời cha mẹ. Một trong những điều khiến cha mẹ buồn phiền nhất, khổ tâm nhất là thái độ từ chối không vâng lời của con cái. Nhưng hành động này lại là một lỗi lầm trầm trọng nhất của tuổi trẻ. Rất nhiều người trẻ khi nhận ra lỗi lầm của mình, thì cha mẹ đã trở thành người thiên cổ. Lúc đó có khóc lóc, có ăn năn, hoặc có thống hối thì đã muộn. Thống kê cho hay, hằng năm riêng tại Hoa Kỳ có tới hơn 1 triệu trẻ vị thành niên bỏ nhà đi hoang, mong vượt thoát vòng tay của cha me, không muốn học và thực hành bài học vâng lời. Câu hỏi là những thành phần trẻ này đi đâu?
Cũng trong một khảo cứu khác cho hay, các em bỏ nhà ra đi đều mang một tâm trạng chung là hối hận và thèm khát mái ấm gia đình. Nhưng một khi đã ra đi, thì việc trở lại gặp rất nhiều khó khăn. Biết bao em gái vị thành niên đã bị dụ dỗ và bán vào các ổ mãi dâm. Biết bao em trai vị thành niên đã bị đẩy vào con đường tội phạm liên quan đến nghiện hút, trộm cướp, băng đảng cũng chỉ vì không vâng lời cha mẹ. Người ta không biết đã có bao nhiêu sông hồ để chứa những giọt nước mắt của cha mẹ, nhất là người mẹ trước cuộc sống của những người con này. Đây cũng là lời khuyên và cũng là lời cảnh tỉnh chung cho các em tuổi vị thành niên đang muốn làm người tự do, đang nuôi ước mơ tìm khung trời thần tiên bằng con đường thoát ly gia đình, bằng việc từ chối không vâng lời cha mẹ. Tóm lại, đối với tuổi trẻ, lối sống hiếu thảo nhất là vâng lời, và chuyên chăm vào việc học hành lo cho tương lai. Đây là hình thức hiếu thảo mà tất cả mọi cha mẹ đều mong mỏi nơi con cái.
Đạo hiếu, một bổn phận hay trách nhiệm vừa tinh thần và vừa thực tiễn của người con. Một người con ngoan, một người con tốt không thể thiếu sót bổn phận này đối với cha mẹ. Dù họ ở vào lứa tuổi nào, còn bé, vị thành niên, hay đã trưởng thành, điều quan trọng hơn hết vẫn là sự hiếu thảo. Hiếu thảo sẽ chỉ cho người con biết phải làm thế nào để vui lòng cha mẹ. Tròn đầy chữ hiếu tức là chu toàn bổn phận quan trọng nhất của người làm con: “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
- Lan Phong-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét