Một tình yêu bao la tháng năm lần bước qua,
khúc ca êm ái còn trầm hòa.
Nguồn yêu mến không bờ bến,
đoàn con lấy chi báo đền.
Hiệp lòng xin dâng lên tấm linh hồn trắng trong,
sắt son yêu Chúa nguồn dịu hiền,
quyết tâm theo bước Người trung kiên.
-NNT-
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Một cõi riêng tư trong lòng con xin dành cho Chúa
Một cõi riêng tư trong lòng con Chúa thương ngự trị
Chúa là điểm hẹn nơi con phát xuất, ra đi dấn thân cho cuộc đời nhân trần
Chúa là điểm cao nơi con trở lại để sống trong ân tình niềm vui phút an bình
Một cõi riêng tư trong lòng con Chúa thương ngự trị
Chúa là điểm hẹn nơi con phát xuất, ra đi dấn thân cho cuộc đời nhân trần
Chúa là điểm cao nơi con trở lại để sống trong ân tình niềm vui phút an bình
Tổng Giáo phận Sài Gòn có Tân Giám mục phụ tá
Hôm nay, thứ Bảy 25-06-2016, vào lúc 12 giờ Roma (tức 17 giờ Việt Nam), Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố thông tin về việc bổ nhiệm Tân giám mục phụ tá cho Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, cho đến nay là Chưởng ấn và Thư ký của Đức Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, hiệu toà Liberalia”
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu
Hằng năm, Giáo hội dành tháng 6 kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và mời gọi con người suy ngẫm tình yêu của Chúa, một tình yêu tự hiến, hy sinh và hoàn toàn vô vị lợi.
Trong Huấn dụ về “Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu” ban hành ngày 6.2.1965 để kỷ niệm 200 năm thành lập lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI nhắn nhủ: “Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc rất cao quý và đặc biệt cần thiết cho thời đại này. Ta ước mong việc này được tổ chức với nghi thức phụng vụ để phát triển mỗi ngày mỗi rộng lớn hơn, hầu cho mọi Kitô hữu được say sưa lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và nhờ đó được đổi mới về mọi phương diện. Việc tôn sùng này cốt yếu là kính thờ Chúa Giêsu một cách xứng đáng và đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu về tội lỗi của ta”.Từ giữa thế kỷ XVII, lòng tôn sùng Thánh Tâm được thánh Gioan Êuđê (1680) cổ võ mạnh mẽ, nhất là với thánh nữ Margarita Maria Alacoque (1690) qua các thị kiến tại tu viện Thăm Viếng ở Paray le Monial vào năm 1673 và 1675. Trong các thị kiến, thánh nữ được Chúa Giêsu chỉ cho thấy Trái Tim Người. Thánh nữ còn được ủy thác việc cổ võ xin có một ngày lễ kính Thánh Tâm. Năm 1765, ĐTC Clêmentê XIII (1758 - 1769) chuẩn y cho các Giám mục Ba Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm ở Rôma có riêng một lễ kính Thánh Tâm Chúa và năm 1856, ÐTC Piô IX mới chính thức thiết lập ngày lễ này trong toàn Giáo hội. Về sau, có thêm nhiều giáo huấn liên hệ đến việc tôn sùng Thánh Tâm của các vị giáo hoàng.
Riêng tại Việt Nam, việc tôn sùng Thánh Tâm ngày càng triển nở, nhất là từ khi có sự hiện diện của hội đoàn Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Việt Nam (GĐPTTTVN). Đoàn thể này được thành lập do sự hợp nhất hai đoàn thể cùng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu gồm Hội Liên Minh Thánh Tâm (do cha Edouard Hamon SJ sáng lập năm 1883 tại Canada, truyền sang GHCGVN năm 1942), sau đổi tên thành Gia Đình Thánh Tâm và Hội Gia Đình Phạt Tạ (do cha Phêrô Phạm Tuấn Binh, GP Vĩnh Long, thành lập năm 1945) với bản nội quy đã được Đức TGM GB. Phạm Minh Mẫn (sau này là Hồng y) châu phê vào ngày 14.4.1999. Hiện thời, GĐPTTTVN đã lan tỏa nơi nhiều giáo phận, giáo xứ, giáo họ với hàng ngàn thành viên cổ súy lòng tôn sùng, đền tạ và liên kết chặt chẽ với Thánh Tâm Chúa Giêsu nhằm thánh hóa bản thân và gia đình, thực hiện ơn gọi tông đồ, phục vụ các đối tượng nghèo khổ cơ nhỡ...
Trong dòng lịch sử Giáo hội, vào thế kỷ 11 và 12 mới xuất hiện việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhiều vị thánh có công khơi lên lòng tôn sùng Thánh Tâm như thánh Anselmô, thánh Bênađinô, thánh Gertruđê, thánh Bênađô, thánh Bônaventura. Từ thế kỷ 13 tới thế kỷ 16, lòng sùng kính này bắt đầu được quảng bá, nhưng chưa được phổ biến rộng khắp, chỉ hạn hẹp trong các dòng tu hay những tâm hồn thánh thiện, ngoại trừ lòng tôn sùng năm vết thương Chúa, trong đó nổi bật nhất là vết thương nơi trái tim. Dòng Phanxicô có công hơn cả trong việc phổ biến sự tôn sùng năm vết thương Chúa.
Trong Huấn dụ về “Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu” ban hành ngày 6.2.1965 để kỷ niệm 200 năm thành lập lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI nhắn nhủ: “Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc rất cao quý và đặc biệt cần thiết cho thời đại này. Ta ước mong việc này được tổ chức với nghi thức phụng vụ để phát triển mỗi ngày mỗi rộng lớn hơn, hầu cho mọi Kitô hữu được say sưa lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và nhờ đó được đổi mới về mọi phương diện. Việc tôn sùng này cốt yếu là kính thờ Chúa Giêsu một cách xứng đáng và đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu về tội lỗi của ta”.Từ giữa thế kỷ XVII, lòng tôn sùng Thánh Tâm được thánh Gioan Êuđê (1680) cổ võ mạnh mẽ, nhất là với thánh nữ Margarita Maria Alacoque (1690) qua các thị kiến tại tu viện Thăm Viếng ở Paray le Monial vào năm 1673 và 1675. Trong các thị kiến, thánh nữ được Chúa Giêsu chỉ cho thấy Trái Tim Người. Thánh nữ còn được ủy thác việc cổ võ xin có một ngày lễ kính Thánh Tâm. Năm 1765, ĐTC Clêmentê XIII (1758 - 1769) chuẩn y cho các Giám mục Ba Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm ở Rôma có riêng một lễ kính Thánh Tâm Chúa và năm 1856, ÐTC Piô IX mới chính thức thiết lập ngày lễ này trong toàn Giáo hội. Về sau, có thêm nhiều giáo huấn liên hệ đến việc tôn sùng Thánh Tâm của các vị giáo hoàng.
Riêng tại Việt Nam, việc tôn sùng Thánh Tâm ngày càng triển nở, nhất là từ khi có sự hiện diện của hội đoàn Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Việt Nam (GĐPTTTVN). Đoàn thể này được thành lập do sự hợp nhất hai đoàn thể cùng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu gồm Hội Liên Minh Thánh Tâm (do cha Edouard Hamon SJ sáng lập năm 1883 tại Canada, truyền sang GHCGVN năm 1942), sau đổi tên thành Gia Đình Thánh Tâm và Hội Gia Đình Phạt Tạ (do cha Phêrô Phạm Tuấn Binh, GP Vĩnh Long, thành lập năm 1945) với bản nội quy đã được Đức TGM GB. Phạm Minh Mẫn (sau này là Hồng y) châu phê vào ngày 14.4.1999. Hiện thời, GĐPTTTVN đã lan tỏa nơi nhiều giáo phận, giáo xứ, giáo họ với hàng ngàn thành viên cổ súy lòng tôn sùng, đền tạ và liên kết chặt chẽ với Thánh Tâm Chúa Giêsu nhằm thánh hóa bản thân và gia đình, thực hiện ơn gọi tông đồ, phục vụ các đối tượng nghèo khổ cơ nhỡ...
Việc tôn sùng Thánh Tâm cũng sẽ khơi động tâm trí mỗi Kitô hữu về lòng thương xót của Chúa Giêsu, khởi nguồn từ Thiên Chúa Cha, và làm theo Lời Người: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).
HOÀNG ANH
Nguồn tin: Báo Công giáo và Dân tộc
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016
"Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Người, mà được cứu độ"
(Ga 3,17)
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016
Lạy Chúa, cuộc sống chúng con đầy những lo toan, lo về vật chất, lo về tinh thần, lo ngày hôm nay, lo về ngày mai, lo cho mình, lại lo cho người,... Tất cả những vất vả đã làm cho chúng con mệt nhoài, chao đảo, thế nhưng chúng con không thất vọng, không buông xuôi, vì chúng con không cô đơn,... Chúng con đã có Chúa cùng đồng hành và nâng đỡ. Xin cho chúng con luôn trọn niềm Tin Tưởng và phó thác vào Tình Yêu của Chúa. Có Chúa, những gánh nặng cuộc đời sẽ trở thành vui tươi, nhẹ nhàng. Chúng con cùng cầu xin Chúa ban cách riêng cho mỗi người chúng con. Amen!
-Ane Vu-
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016
Có nhiều yếu tố cùng diễn tả sức sống của các xứ đạo. Nhưng gần gũi và dễ nhận ra hơn cả nơi một xứ đạo sống động là ở đó, linh mục và giáo dân yêu mến Thánh Lễ và Thánh Thể. Đối với Giáo Hội Công Giáo, Phụng vụ Thánh Lễ khắp nơi đều theo những nguyên tắc và nghi lễ chung. Vì vậy nếu đem so sự khác biệt trong việc thực hiện các nghi lễ phụng vụ thì khó nhận ra xứ nào hay hơn xứ nào. Chúng ta cần nhìn vào cách thức tham dự và tinh thần đón nhận của các tín hữu trong cộng đoàn mới thấy được sự khác biệt.
Một Thánh Lễ sốt sáng, các nghi thức diễn ra trang trọng uy nghiêm trật tự, tiếng hát lời kinh nhịp nhàng linh thiêng sốt sáng, cộng đoàn lãnh nhận Thánh Thể đông đảo… là những dấu hiện rõ ràng thể hiện rằng đây là một cộng đoàn xứ đạo có nề nếp tốt, có tinh thần và đời sống đức tin sốt sáng.
Tại sao ta có thể nói vậy? Nếu ta chú ý quan sát Thánh Lễ của một xứ đạo và để tâm phân tích đôi chút ta sẽ thấy được ngay những nét đẹp của cộng đoàn ẩn sau các hoạt động cử hành Thánh Lễ.
Để có được một không gian cho Thánh Lễ trang nghiêm và linh thiêng đẹp đẽ, thì việc ấy đòi hỏi có sự chăm lo sắp xếp chu đáo và có hiểu biết của những người lo tổ chức Thánh Lễ, mà cụ thể là của linh mục và ban phụng vụ giáo xứ.
- Chỉ nhìn vào những bình hoa chậu cảnh đẹp đẽ trong nhà thờ hay trên cung thánh ta có thể thấy được sự quan tâm chăm chút và tâm tình của các nghệ nhân trưng hoa bày cảnh trong giáo xứ.
- Để có được những nghi lễ sốt sáng và nghiêm trang thì chính linh mục và các tác viên phụng vụ hẳn phải am hiểu và rất tôn trọng các nghi thức phụng vụ. Ở đây cũng phải kể đến sự tổ chức tốt cho các lễ sinh. Vai trò của lễ sinh trong Thánh Lễ là rất quan trọng, nên để có được những nghi thức phụng vụ đẹp, xuôi chảy và ý nghĩa thì đòi hỏi các em cũng phải được đào tạo tốt về kỹ năng, về tinh thần và ý thức đối với công việc của mình.
- Các lời kinh, lời đối đáp của cộng đoàn tín hữu cũng sẽ cho ta thấy được sự sốt sắng, nghiêm trang, sự chú ý và tinh thần đạo đức của các giáo dân trong giáo xứ. Một cộng đoàn mà đọc kinh mỗi người một cung, mỗi kinh một giọng, kẻ lớn tiếng, người lí nhí, thưa đáp không đều, lời kinh cứng cỏi và vô hồn thì làm sao có thể nói đó là một cộng đoàn hiệp nhất và sốt sáng được!
- Một giáo xứ có đông người lên rước lễ cho thấy sức sống thiêng liêng của mỗi cá nhân trong xứ đạo có nền tảng và vững vàng. Điều đó nói lên đời sống đức tin của cả xứ đạo.
- Các ca đoàn cũng là nơi thể hiện sức sinh động của xứ đạo. Lời ca của ca đoàn thể hiện sức sống, tinh thần và khả năng của các thành viên. Và đó cũng là nét thể hiện cho ta thấy sức sống của cộng đoàn. Những lời ca tiếng hát với cung đàn hòa điệu không chỉ làm cho Thánh Lễ thêm sốt sáng tươi vui, mà còn cho thấy một sự tổ chức tốt và có chuyên môn của các ca đoàn trong xứ. Có được những người hát hay, đàn gỏi thì hẳn người lãnh đạo đã rất khéo léo khi sử dụng và phát huy tài năng của anh chị em trong cộng đoàn mình.
Đó là một dấu chỉ của sự hiệp nhất, thấu hiểu và đỡ nâng lẫn nhau trong đời sống phục vụ cộng đoàn. Như thế chẳng phải là những nét đẹp tuyệt vời của cộng đoàn hay sao?
Không chỉ trong không gian phụng vụ Thánh Lễ, mà ngay cả những sắp xếp phục vụ bên ngoài nhà thờ cũng cho thấy được đời sống xứ đạo. Một giáo xứ biết chăm lo cho nhà thờ và Thánh Lễ thì hẳn sẽ chuẩn bị tốt cho khuôn viên nhà thờ khang trang, sạch sẽ, đầy đủ và xứng đáng với tầm mức thánh thiêng của một nhà thờ. Chỉ cần xem nơi giữ xe sạch sẽ, ngăn nắp, chu đáo và có người làm việc cẩn thận có nhân bản cũng cho thấy được một xứ đạo có tổ chức tốt. Trong một xứ đạo mà mỗi người mỗi việc đều chu toàn bổn phận của mình thì hẳn họ phải có một tinh thần cộng đoàn đáng khen ngợi. Như vậy, dựa trên các thể hiện của việc tổ chức và cử hành Thánh Lễ, ta có thể tự hiểu được tầm mức của đời sống xứ đạo ở đó ra sao!
Thánh Lễ cũng được tiếp nối vào cuộc sống của Kitô hữu, thế nên một Thánh Lễ hoàn hảo cũng phần nào cho ta thấy một cái nhìn khả quan về đời sống thường ngày của những người giáo dân. Một khi tham dự Thánh Lễ sốt sắng và sống được tinh thần mỗi Thánh Lễ hàng ngày thì mỗi cá nhân cũng như cộng đoàn sẽ đem được tinh thần đức tin thấm nhập vào đời sống thường nhật, đặc biệt thể hiện ở ba khía cạnh: Tôn sùng Thánh Thể, lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa, và đem Chúa đến cho người khác. Trong đó, đặc biệt lòng tôn sùng Thánh Thể vừa là hoa trái, cũng vừa là nguồn mạch cho đời sống đức tin.
-Vinh Sơn Trần Văn Duy, CSC-
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016
Cử điệu Làm Dấu.
Thánh Ca LÀM DẤU
Sáng tác: Lê Đức Hùng
Trình bày: Phan Đinh Tùng
Cử điệu: Thiếu Nhi GX Tân Thạnh
Sáng tác: Lê Đức Hùng
Trình bày: Phan Đinh Tùng
Cử điệu: Thiếu Nhi GX Tân Thạnh
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016
Bài ca chỉ đường
Trên đường phụng sự Phúc Âm,
Toàn ban hành giáo quyết tâm thực hành
Toàn ban hành giáo quyết tâm thực hành
Nêu gương đạo đức trung thành,
Hết niềm kính Chúa, ái ân chân tình.Luôn luôn bình tĩnh tự tin,
Lập trường kiên định không thiên không lùi.
Lập trường kiên định không thiên không lùi.
Nhưng hằng hòa nhã vui tươi,
Khiêm nhường nhịn nhục đúng lời Chúa khuyên.
Khiêm nhường nhịn nhục đúng lời Chúa khuyên.
Phục tùng tự nguyện cấp trên,
Tu thân, đoàn kết tiến lên không ngừng.
Tu thân, đoàn kết tiến lên không ngừng.
Tránh điều tham những bất công,
Vì Chúa hết lòng phục vụ anh em.Chẳng cầu danh lợi phù vân,
Chỉ cần phần thưởng Chúa ban đời đời.
Vì Chúa hết lòng phục vụ anh em.Chẳng cầu danh lợi phù vân,
Chỉ cần phần thưởng Chúa ban đời đời.
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại giáo xứ Tân Thạnh.
Vào lúc 9g ngày 01.06.2016, tại Nhà thờ Tân Thạnh, đã tổ chức Thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của Họ đạo. Thánh lễ với sự hiện diện của Cha quản hạt, quý Cha sở cựu, quý Cha, quý Souer cùng quý khách và tất cả bà con giáo dân.
Trong bài chia sẻ Tin mừng, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh tình yêu thương và hợp nhất trong đời sống cộng đoàn của họ đạo. Mỗi người giáo dân là thành viên của cộng đoàn, là phần tử của họ đạo và là con chiên của Hội thánh trong Chúa Kitô. Một người không làm nên cộng đoàn, không làm nên hội thánh. Đã là cộng đoàn thì phải làm việc trong tình chia sẻ và liên kết. Cha Phêrô cũng đã mượn lời của ngài John F. Kennedy "Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country". Cha dùng câu ấy lại rằng: Đừng hỏi xứ đạo đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho xứ đạo. Việc làm xuất phát từ yêu thương, như noi gương của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cha mời gọi mỗi người cùng nhìn lại chính mình trong thánh lễ hôm nay. Bằng sự yêu thương và tha thứ với anh chị em trong cuộc sống hằng ngày, để bỏ qua tất cả nhưng gì chưa đẹp chưa tốt. Cùng nhau lưu giữ truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước và chung tay xây dựng xứ đạo thêm phát triển hơn.
Sau Thánh lễ, tại khuôn viên nhà xứ. Mọi người cùng nhau dùng bữa cơm trưa thân mật, và cùng vui văn nghệ thánh ca.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)