Hãy cầu nguyện với Maria
Xin đừng quên
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Dâng Mẹ
Nơi thôn dã đến chốn phồn hoa,
Thời gian đời người lần lượt qua.
Lời kinh sớm chiều còn vọng mãi,
Tồn tại vĩnh cửu không phai nhòa.
Nào những bé thơ lẫn cụ già,
Từ con cháu tới bậc mẹ cha,
Cùng nỗi niềm dâng Mẹ khả kính,
Ngước trông lên lòng Mẹ bao la. .
Nam, nữ tu sĩ nơi nguyện đường,
Dâng lên chúa hết tình luyến thương
Trọn niềm tin suốt đời tận hiến,
Theo gương Mẹ ngập tràn yêu đương
Xin hãy xót thương hỡi Mẹ ôi !!
Kiếp lưu đày như kẻ mồ côi.
Van xin đời, đời luôn ngoảnh mặt,
Chỉ biết trông lên Mẹ mà thôi.
Cầm trong tay tràng hạt Mân Côi,
Yêu Mẹ lặp mãi trên bờ môi,
“Kính mừng Mẹ, Mẹ đầy ơn phước”.
Gẫm lời kinh xao xuyến bồi hồi.
Đời người cuối cùng cũng ra đi
Đều mong sao giây phút sinh thì.
Mẹ hiện đến vỗ về an ủi,
Thương người ở lại, kẻ chia ly
-NNT- Paul Nguyễn Minh thông-
Thời gian đời người lần lượt qua.
Lời kinh sớm chiều còn vọng mãi,
Tồn tại vĩnh cửu không phai nhòa.
Nào những bé thơ lẫn cụ già,
Từ con cháu tới bậc mẹ cha,
Cùng nỗi niềm dâng Mẹ khả kính,
Ngước trông lên lòng Mẹ bao la. .
Nam, nữ tu sĩ nơi nguyện đường,
Dâng lên chúa hết tình luyến thương
Trọn niềm tin suốt đời tận hiến,
Theo gương Mẹ ngập tràn yêu đương
Xin hãy xót thương hỡi Mẹ ôi !!
Kiếp lưu đày như kẻ mồ côi.
Van xin đời, đời luôn ngoảnh mặt,
Chỉ biết trông lên Mẹ mà thôi.
Cầm trong tay tràng hạt Mân Côi,
Yêu Mẹ lặp mãi trên bờ môi,
“Kính mừng Mẹ, Mẹ đầy ơn phước”.
Gẫm lời kinh xao xuyến bồi hồi.
Đời người cuối cùng cũng ra đi
Đều mong sao giây phút sinh thì.
Mẹ hiện đến vỗ về an ủi,
Thương người ở lại, kẻ chia ly
-NNT- Paul Nguyễn Minh thông-
Người con gái đi tu
Có lần tôi hỏi vài em gái trong xứ: Tụi con vui hơn hay các em đệ tử vui hơn? Chúng trả lời: Đệ tử vui hơn. Tôi hỏi tiếp: Vậy sao chúng con không đi tu để được vui vẻ như các đệ tử? Chúng trả lời: Kỷ luật, ít tự do…
Xin kính cẩn nghiêng mình khâm phục các cô gái đi tu…
Kỷ luật:
Kỷ luật làm nên sức mạnh. Kỷ luật giúp chúng ta nên người. Thử hỏi ai không kỷ luật mà có thể thành công…Muốn thi đậu, phải chịu kỷ luật: Học nhiều chơi ít. Muốn trình diễn thành công, phải chịu kỷ luật: Tay đàn Ghi-ta Carulli, dù già 70, mỗi ngày phải tập 6 tiếng để các ngón tay được mềm dẽo mới trình diễn điêu luyện…
Ít tự do:
Đi đâu, phải xin phép. Không đi một người và phải luôn đi hai người. Thật khôn ngoan…Chính người thứ hai giúp cho hai người trưởng thành hơn, tư cách hơn, tốt hơn…
Điện thoại Di Động:
Đa số đệ tử không được dùng điện thoại di động cá nhân. Chỉ có điện thoại của cộng đoàn…Ai cần thì dùng…Nói đến điện thoại Di động là nói đến không ít tai hại: Một cha Bề trên ĐCV bên Úc nói một bài về chuyện các thầy ĐCV dùng điện thoại di động cá nhân…Theo ngài là rất phiền và nguy hiểm…
Đọc kinh cầu nguyện:
Hồi nhỏ ở Tiểu chủng viện, tôi thấy việc đọc kinh cầu nguyện khá nhẹ nhàng: Sáng nguyện gẫm 15 phút, có Cha bề trên hướng dẫn…tiếp đến là thánh lễ…Chiều chầu Thánh Thể 15 phút trước ăn cơm…Tối lần một chuỗi 50 ngoài trời, đi men theo hàng dương bao quanh các sân chơi…
Các em đệ tử bận học, nhưng việc kinh sách vẫn cố gắng chu toàn trong khả năng.
Lâu rồi, tôi muốn viết về đề tài nầy và muốn nói lên cảm nhận của tôi về con gái đi tu:
Năm 1976, có một lớp khấn tạm ở dòng MTG Tân Bình, nay gọi là dòng MTG Nha Trang. Lúc đó, tôi là phó xứ Hòa Nghĩa, Cam Đức, Cam Ranh. Tôi cảm động và thầm khen cho ý chí của các em. Thời đó vất vả lắm, thiếu thốn mọi sự. Nhiều em phải về gia đình vì hoàn cảnh không cho phép…Một số vẫn kiên trì. Tội nghiệp…Thế mà họ vẫn tu, vẫn khấn…Tức cảnh sinh tình, tôi sáng tác bài XIN VÂNG: Trước để tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội có những tâm hồn đáng quí, sau là để giúp mọi người vui sống trong một hoàn cảnh trớ trêu…
Khi làm quản xứ Thanh Hải, Nha Trang, tôi được gặp các em thuộc nhiều hội dòng khác nhau. Trong cuộc đời sinh viên, các em chẳng có mấy đồng trong túi…Thế mà cứ vui. Đi nghỉ hè về, các em cũng mua một chút gì đó cho tôi. Tôi nghĩ và lấy làm lạ: Không biết các em lấy tiền ở đâu mà mua quà cho tôi. Tôi biết thế mà chưa biết cách đáp trả thực tế: Ví dụ gởi lại cho các em chút gì đó. Bây giờ, già rồi, có lẽ tôi khôn hơn một chút. Hễ có em nào tới thăm, dù có quà hay không, hoặc trao giùm cái gì đó cho tôi là tôi gởi một chút như là dấu thông cảm. Ít thôi, nhưng với sự thông cảm…nói cho dễ nghe là để mua xăng…
Rồi các em làm “Ma sơ”. Người ta hát “Em hiền như Ma Sơ…” Có sách và có người nói “chưa chắc các sơ hiền…” Họ căn cứ vào việc các sơ kỷ luật, nghiêm minh khi dạy dỗ và rồi cho là các sơ không hiền. Theo tôi, hiền không có nghĩa là cứ để học trò muốn làm gì thì làm. Xử sự như thế là nhu nhược, là làm hư học trò, là có lỗi…Vì muốn cấp dưới thành người tốt nên các sơ phải nghiêm khắc, phải kỷ luật…Chúng ta đừng vô tình gán những danh hiệu không phù hợp cho người làm ích cho chúng ta…Người ta nói “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.” Cứ nuôi trẻ rồi sẽ biết thế nào là hiền lành. Cứ dạy trẻ thì sẽ biết ai hiền lành hơn ai…Cứ coi xứ rồi sẽ biết ai hiền, ai không hiền. Tôi thuộc loại kỷ luật. Năm 1978, một Bác sĩ thường đi lễ xứ tôi và có lần nói với tôi “Gặp ông, chứ gặp tôi thì không được đâu.” Nhiều khi, người chê các sơ lại là người căng hơn các sơ, khi họ phải làm công việc như các sơ đang làm. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Không thể không mang tiếng nếu phải làm việc tận tình, có trách nhiệm. Theo tôi, nên khen chứ không nên chưỡi đỗng giữa trời. Tôi vẫn cám ơn những thầy cô nghiêm khắc. Nếu không có họ, tôi khó mà nên người. Do đó, dù ai kết án, tôi vẫn đứng về phía họ vì tôi đã qua cầu…
Đời giúp xứ:
Các cộng đoàn dòng tu không đòi hỏi gì cả, nhưng phải làm tất cả. Khi có sơ mới tới, Cha xứ hay hỏi sơ có biết đàn không, biết tập hát không, biết tập múa không…Có đấng thích có Sơ hơn vì các Sơ có ích cho xứ hơn…Họ phải coi ca đoàn, có khi coi hai, ba ca đoàn. Tôi làm nhạc, và tôi biết tập hát rất mệt. Tôi thường nói với các ca viên gái: Sơ tập bè nhì, các em bè nhất ngồi nói chuyện. Chúng con không thấy sơ khan cả tiếng và mệt mỏi sao? Nếu làm thế, cha nghĩ chúng con chưa nên lấy chồng, vì chúng con chưa biết nhìn, chưa thấy và chưa thông cảm.
Tập hát mệt lắm. Và nếu sơ đau vì tập hát thì sơ xin tiền cộng đoàn chữa bệnh, dễ gì mà cha xứ giúp sơ một chút (Nếu có, chắc không có nhiều nơi đã làm như thế).
Ngoài ra, các sơ còn cắm hoa, tập Văn nghệ Trung Thu, tập Hoạt cảnh, tập dâng hoa… đủ thứ…Cha sở có thấu chăng? Nếu ít ai hiểu thì chúng con dâng cả cho Chúa và Đức Mẹ, chúng con sẽ được chúc phúc… Chúa thấy tất cả và Chúa hiểu tất cả…
Họ sống cộng đoàn, giữ các giờ kinh lễ tử tế. Trong một lần gặp gỡ, Đức Hồng Y Etchegaray khuyên răn các Linh Mục sống sao cho xứng đáng. Khi được hỏi, sao Đức Hồng Y không có lời nào nói với các sơ. Ngài hỏm hỉnh trả lời: Các sơ là những người thánh thiện… Đó là câu nói đùa, nhưng theo tôi, đó cũng là câu nói chính xác…
Cùng các em đệ tử và các sơ lớn nhỏ,
Đã từ lâu, tôi vẫn có cái nhìn tích cực về con gái đi tu. Tuy nhiên, trong công việc, tôi vẫn có những thiếu sót trong lời nói việc làm…Tôi thành thật xin được thông cảm.
Chúng ta biết rõ công việc của Mẹ Tê-rê-xa thành Can-cút-ta đã làm cho người nghèo. Ai cũng nghĩ là người nghèo phải cảm ơn Mẹ. Nhưng Mẹ lại nói “Tôi cám ơn những người nghèo vì họ đã tạo cho tôi cơ hội làm việc bác ái, yêu thương.”
Năm nay, 66 tuổi, tôi muốn nói lời cám ơn các người con gái đi tu về nhiều điều: Lòng đạo đức với nhiều cố gắng, tinh thần phục vụ hết sức mình, sự chịu đựng mọi hoàn cảnh cách vui lòng, sự chấp nhận đời sống eo hẹp về vất chất…Nhiều nữa…nhiều nữa…
-Lm. Mi Trầm-
-ảnh NNT - MSA-
Xin kính cẩn nghiêng mình khâm phục các cô gái đi tu…
Kỷ luật:
Kỷ luật làm nên sức mạnh. Kỷ luật giúp chúng ta nên người. Thử hỏi ai không kỷ luật mà có thể thành công…Muốn thi đậu, phải chịu kỷ luật: Học nhiều chơi ít. Muốn trình diễn thành công, phải chịu kỷ luật: Tay đàn Ghi-ta Carulli, dù già 70, mỗi ngày phải tập 6 tiếng để các ngón tay được mềm dẽo mới trình diễn điêu luyện…
Ít tự do:
Đi đâu, phải xin phép. Không đi một người và phải luôn đi hai người. Thật khôn ngoan…Chính người thứ hai giúp cho hai người trưởng thành hơn, tư cách hơn, tốt hơn…
Điện thoại Di Động:
Đa số đệ tử không được dùng điện thoại di động cá nhân. Chỉ có điện thoại của cộng đoàn…Ai cần thì dùng…Nói đến điện thoại Di động là nói đến không ít tai hại: Một cha Bề trên ĐCV bên Úc nói một bài về chuyện các thầy ĐCV dùng điện thoại di động cá nhân…Theo ngài là rất phiền và nguy hiểm…
Đọc kinh cầu nguyện:
Hồi nhỏ ở Tiểu chủng viện, tôi thấy việc đọc kinh cầu nguyện khá nhẹ nhàng: Sáng nguyện gẫm 15 phút, có Cha bề trên hướng dẫn…tiếp đến là thánh lễ…Chiều chầu Thánh Thể 15 phút trước ăn cơm…Tối lần một chuỗi 50 ngoài trời, đi men theo hàng dương bao quanh các sân chơi…
Các em đệ tử bận học, nhưng việc kinh sách vẫn cố gắng chu toàn trong khả năng.
Lâu rồi, tôi muốn viết về đề tài nầy và muốn nói lên cảm nhận của tôi về con gái đi tu:
Năm 1976, có một lớp khấn tạm ở dòng MTG Tân Bình, nay gọi là dòng MTG Nha Trang. Lúc đó, tôi là phó xứ Hòa Nghĩa, Cam Đức, Cam Ranh. Tôi cảm động và thầm khen cho ý chí của các em. Thời đó vất vả lắm, thiếu thốn mọi sự. Nhiều em phải về gia đình vì hoàn cảnh không cho phép…Một số vẫn kiên trì. Tội nghiệp…Thế mà họ vẫn tu, vẫn khấn…Tức cảnh sinh tình, tôi sáng tác bài XIN VÂNG: Trước để tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội có những tâm hồn đáng quí, sau là để giúp mọi người vui sống trong một hoàn cảnh trớ trêu…
Khi làm quản xứ Thanh Hải, Nha Trang, tôi được gặp các em thuộc nhiều hội dòng khác nhau. Trong cuộc đời sinh viên, các em chẳng có mấy đồng trong túi…Thế mà cứ vui. Đi nghỉ hè về, các em cũng mua một chút gì đó cho tôi. Tôi nghĩ và lấy làm lạ: Không biết các em lấy tiền ở đâu mà mua quà cho tôi. Tôi biết thế mà chưa biết cách đáp trả thực tế: Ví dụ gởi lại cho các em chút gì đó. Bây giờ, già rồi, có lẽ tôi khôn hơn một chút. Hễ có em nào tới thăm, dù có quà hay không, hoặc trao giùm cái gì đó cho tôi là tôi gởi một chút như là dấu thông cảm. Ít thôi, nhưng với sự thông cảm…nói cho dễ nghe là để mua xăng…
Rồi các em làm “Ma sơ”. Người ta hát “Em hiền như Ma Sơ…” Có sách và có người nói “chưa chắc các sơ hiền…” Họ căn cứ vào việc các sơ kỷ luật, nghiêm minh khi dạy dỗ và rồi cho là các sơ không hiền. Theo tôi, hiền không có nghĩa là cứ để học trò muốn làm gì thì làm. Xử sự như thế là nhu nhược, là làm hư học trò, là có lỗi…Vì muốn cấp dưới thành người tốt nên các sơ phải nghiêm khắc, phải kỷ luật…Chúng ta đừng vô tình gán những danh hiệu không phù hợp cho người làm ích cho chúng ta…Người ta nói “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.” Cứ nuôi trẻ rồi sẽ biết thế nào là hiền lành. Cứ dạy trẻ thì sẽ biết ai hiền lành hơn ai…Cứ coi xứ rồi sẽ biết ai hiền, ai không hiền. Tôi thuộc loại kỷ luật. Năm 1978, một Bác sĩ thường đi lễ xứ tôi và có lần nói với tôi “Gặp ông, chứ gặp tôi thì không được đâu.” Nhiều khi, người chê các sơ lại là người căng hơn các sơ, khi họ phải làm công việc như các sơ đang làm. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Không thể không mang tiếng nếu phải làm việc tận tình, có trách nhiệm. Theo tôi, nên khen chứ không nên chưỡi đỗng giữa trời. Tôi vẫn cám ơn những thầy cô nghiêm khắc. Nếu không có họ, tôi khó mà nên người. Do đó, dù ai kết án, tôi vẫn đứng về phía họ vì tôi đã qua cầu…
Đời giúp xứ:
Các cộng đoàn dòng tu không đòi hỏi gì cả, nhưng phải làm tất cả. Khi có sơ mới tới, Cha xứ hay hỏi sơ có biết đàn không, biết tập hát không, biết tập múa không…Có đấng thích có Sơ hơn vì các Sơ có ích cho xứ hơn…Họ phải coi ca đoàn, có khi coi hai, ba ca đoàn. Tôi làm nhạc, và tôi biết tập hát rất mệt. Tôi thường nói với các ca viên gái: Sơ tập bè nhì, các em bè nhất ngồi nói chuyện. Chúng con không thấy sơ khan cả tiếng và mệt mỏi sao? Nếu làm thế, cha nghĩ chúng con chưa nên lấy chồng, vì chúng con chưa biết nhìn, chưa thấy và chưa thông cảm.
Tập hát mệt lắm. Và nếu sơ đau vì tập hát thì sơ xin tiền cộng đoàn chữa bệnh, dễ gì mà cha xứ giúp sơ một chút (Nếu có, chắc không có nhiều nơi đã làm như thế).
Ngoài ra, các sơ còn cắm hoa, tập Văn nghệ Trung Thu, tập Hoạt cảnh, tập dâng hoa… đủ thứ…Cha sở có thấu chăng? Nếu ít ai hiểu thì chúng con dâng cả cho Chúa và Đức Mẹ, chúng con sẽ được chúc phúc… Chúa thấy tất cả và Chúa hiểu tất cả…
Họ sống cộng đoàn, giữ các giờ kinh lễ tử tế. Trong một lần gặp gỡ, Đức Hồng Y Etchegaray khuyên răn các Linh Mục sống sao cho xứng đáng. Khi được hỏi, sao Đức Hồng Y không có lời nào nói với các sơ. Ngài hỏm hỉnh trả lời: Các sơ là những người thánh thiện… Đó là câu nói đùa, nhưng theo tôi, đó cũng là câu nói chính xác…
Cùng các em đệ tử và các sơ lớn nhỏ,
Đã từ lâu, tôi vẫn có cái nhìn tích cực về con gái đi tu. Tuy nhiên, trong công việc, tôi vẫn có những thiếu sót trong lời nói việc làm…Tôi thành thật xin được thông cảm.
Chúng ta biết rõ công việc của Mẹ Tê-rê-xa thành Can-cút-ta đã làm cho người nghèo. Ai cũng nghĩ là người nghèo phải cảm ơn Mẹ. Nhưng Mẹ lại nói “Tôi cám ơn những người nghèo vì họ đã tạo cho tôi cơ hội làm việc bác ái, yêu thương.”
Năm nay, 66 tuổi, tôi muốn nói lời cám ơn các người con gái đi tu về nhiều điều: Lòng đạo đức với nhiều cố gắng, tinh thần phục vụ hết sức mình, sự chịu đựng mọi hoàn cảnh cách vui lòng, sự chấp nhận đời sống eo hẹp về vất chất…Nhiều nữa…nhiều nữa…
-Lm. Mi Trầm-
-ảnh NNT - MSA-
SỨC MẠNH TRONG LỜI CẦU NGUYỆN
Cuộc sống luôn bất ngờ khiến con người không thể kiểm soát được. Có những bất ngờ may mắn giúp tôi vui, nhưng không thiếu biến cố đau thương khiến tôi buồn. Dù vui hay buồn, tôi cũng được mời gọi hướng về Trời cao để cầu nguyện với Thiên Chúa là Đấng uy quyền yêu thương.
Là tín hữu Công giáo, ta tin rằng Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn phần tốt nhất cho con người. Thiên Chúa muốn con người hãy nhân danh Chúa Giêsu mà van xin với lòng tín thác mến yêu. Nếu xin nhân danh Thầy Giêsu, lời nguyện cầu của ta sẽ thành hiện thực và niềm vui của ta sẽ nên trọn vẹn. (Ga 16, 24). Hạnh phúc biết bao khi Chủ kho tàng ân sủng thổ lộ với con người: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (Mt 7, 7). Đó là lời hứa tín trung để những ước nguyện chính đáng của ta thành sự.
Lời cầu xin phải có ý ngay lành để mong những điều tốt đẹp đến với nhau. Ta không thể xin chiến tranh thay vì hòa bình, bệnh tật thay sức khỏe, sự chết thay sự sống, sự bất tín thay vì đức tin… Bởi lẽ kẻ xấu còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha chúng ta, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao!? (Mt 7, 11).
Bạn có bao giờ cảm nhận được sức mạnh trong lời nguyện cầu của mình với Thiên Chúa chưa? Tôi vui mừng chia sẻ với bạn ba biến cố mà qua đó tôi thấy sức mạnh của lời cầu nguyện thật phi thường lớn lao:
Còn nhớ đầu tháng 8 năm 2015, một em bé bị đâm thấu sọ, thập tử nhất sinh. Qua facebook và Internet, rất nhiều người biết đến và góp lời cầu nguyện với ước mong phép mầu sẽ đến để giữ lại sự sống cho em. Lời nguyện cầu đã mang phép lạ đến với em. Em đã được bình phục trong niềm vui vô bờ của gia đình và những ai cầu thay nguyện giúp cho em.
Nhớ ngày 19-9-2015, Matta Võ Thị Ngọc Nữ đã vĩnh viễn ra đi! Là cô gái bị ung thư, Ngọc Nữ sống nghị lực, kiên cường và tin yêu Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. Người ở lại thầm mong cho linh hồn em nghỉ yên bên lòng Chúa. Tôi tin sức mạnh của biết bao lời cầu nguyện bay đến tận trời cao để mở cửa Nước Trời cho em diện kiến Thánh Nhan!
Và mới đây, được biết em Thanh Trúc hôn mê trong cơn bạo bệnh, nhiều người cầu mong Thiên Chúa tuôn ban ân sủng để em được tai qua nạn khỏi. Tôi hạnh phúc chia vui cùng em và gia đình khi thấy phép lạ Chúa dành tặng cho em. Tạ ơn Chúa đã nhận lời ước nguyện cho em bình phục!
Còn nhiều thật nhiều ơn lành khác mà ta không kể hết được. Chỉ tin rằng Thiên Chúa vẫn luôn ở bên chúng ta, Ngài muốn con người được hạnh phúc. Trong mọi hoàn cảnh hãy bám lấy Ngài, hãy chạy đến với Chúa để thành tâm xin Ngài trợ giúp. Ước chi mỗi lời cầu nguyện là sức mạnh để chúng ta thấy cuộc đời vẫn nở hoa: hoa lòng tín thác cậy trông!
Lạy Chúa, xin nhận lấy chọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu, và trọn cả ý muốn của con, cùng hết thảy những gì con có, và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy, Chúa đã ban cho con. Lạy Chúa, nay con xin dâng lại cho Chúa. Tất cả là của Chúa. Xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng. Được như thế, con hoàn toàn mãn nguyện. Amen.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J
Là tín hữu Công giáo, ta tin rằng Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn phần tốt nhất cho con người. Thiên Chúa muốn con người hãy nhân danh Chúa Giêsu mà van xin với lòng tín thác mến yêu. Nếu xin nhân danh Thầy Giêsu, lời nguyện cầu của ta sẽ thành hiện thực và niềm vui của ta sẽ nên trọn vẹn. (Ga 16, 24). Hạnh phúc biết bao khi Chủ kho tàng ân sủng thổ lộ với con người: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (Mt 7, 7). Đó là lời hứa tín trung để những ước nguyện chính đáng của ta thành sự.
Lời cầu xin phải có ý ngay lành để mong những điều tốt đẹp đến với nhau. Ta không thể xin chiến tranh thay vì hòa bình, bệnh tật thay sức khỏe, sự chết thay sự sống, sự bất tín thay vì đức tin… Bởi lẽ kẻ xấu còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha chúng ta, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao!? (Mt 7, 11).
Bạn có bao giờ cảm nhận được sức mạnh trong lời nguyện cầu của mình với Thiên Chúa chưa? Tôi vui mừng chia sẻ với bạn ba biến cố mà qua đó tôi thấy sức mạnh của lời cầu nguyện thật phi thường lớn lao:
Còn nhớ đầu tháng 8 năm 2015, một em bé bị đâm thấu sọ, thập tử nhất sinh. Qua facebook và Internet, rất nhiều người biết đến và góp lời cầu nguyện với ước mong phép mầu sẽ đến để giữ lại sự sống cho em. Lời nguyện cầu đã mang phép lạ đến với em. Em đã được bình phục trong niềm vui vô bờ của gia đình và những ai cầu thay nguyện giúp cho em.
Nhớ ngày 19-9-2015, Matta Võ Thị Ngọc Nữ đã vĩnh viễn ra đi! Là cô gái bị ung thư, Ngọc Nữ sống nghị lực, kiên cường và tin yêu Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. Người ở lại thầm mong cho linh hồn em nghỉ yên bên lòng Chúa. Tôi tin sức mạnh của biết bao lời cầu nguyện bay đến tận trời cao để mở cửa Nước Trời cho em diện kiến Thánh Nhan!
Và mới đây, được biết em Thanh Trúc hôn mê trong cơn bạo bệnh, nhiều người cầu mong Thiên Chúa tuôn ban ân sủng để em được tai qua nạn khỏi. Tôi hạnh phúc chia vui cùng em và gia đình khi thấy phép lạ Chúa dành tặng cho em. Tạ ơn Chúa đã nhận lời ước nguyện cho em bình phục!
Còn nhiều thật nhiều ơn lành khác mà ta không kể hết được. Chỉ tin rằng Thiên Chúa vẫn luôn ở bên chúng ta, Ngài muốn con người được hạnh phúc. Trong mọi hoàn cảnh hãy bám lấy Ngài, hãy chạy đến với Chúa để thành tâm xin Ngài trợ giúp. Ước chi mỗi lời cầu nguyện là sức mạnh để chúng ta thấy cuộc đời vẫn nở hoa: hoa lòng tín thác cậy trông!
Lạy Chúa, xin nhận lấy chọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu, và trọn cả ý muốn của con, cùng hết thảy những gì con có, và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy, Chúa đã ban cho con. Lạy Chúa, nay con xin dâng lại cho Chúa. Tất cả là của Chúa. Xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng. Được như thế, con hoàn toàn mãn nguyện. Amen.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J
Xa Chúa
Biết bao giờ con trở về thăm Chúa
Ngôi thánh đường dưới rặng dừa hàng cau
Chân con bước lẽ loi tận chốn nào
Lòng sám hối với bao lần thất hứa
Rồi khi nào con trở về thăm Chúa
Gặp mọi người vui vẻ tiếng dạ thưa
Những thánh lễ cùng câu ca lời nguyện
Thời gian chờ con sống lại ngày xưa
Dẫu một ngày con chưa về thăm Chúa
Vì đời con mang thập giá nắng mưa
Tình yêu Chúa tình mến thương xứ đạo
Để lòng con tín thác sao cho vừa.
-Nguyễn Ngọc Tường-
Ngôi thánh đường dưới rặng dừa hàng cau
Chân con bước lẽ loi tận chốn nào
Lòng sám hối với bao lần thất hứa
Rồi khi nào con trở về thăm Chúa
Gặp mọi người vui vẻ tiếng dạ thưa
Những thánh lễ cùng câu ca lời nguyện
Thời gian chờ con sống lại ngày xưa
Dẫu một ngày con chưa về thăm Chúa
Vì đời con mang thập giá nắng mưa
Tình yêu Chúa tình mến thương xứ đạo
Để lòng con tín thác sao cho vừa.
-Nguyễn Ngọc Tường-
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
Nếu mỗi đứa trẻ là một đóa hồng
Cả thế giới này sẽ là một vườn hoa thơm ngát
Nếu mỗi đứa trẻ là một nốt nhạc
Cả thế giới này sẽ là bản hòa ca
Dâng lên Mẹ Maria
Ngày xưa Mẹ hiện ra
Để nhắn nhủ đôi lời cho dương thế
Mẹ tìm gặp những đứa trẻ
Những tâm hồn sạch trong
Mẹ muốn loài người trên thế gian
Hãy ăn năn đền tội
Hãy lần hạt Mân côi…
Những đứa trẻ dâng Mẹ nụ cười
Những đứa trẻ dâng Mẹ tiếng khóc
Mẹ nghe hết và lau khô nước mắt
Dịu dàng nâng đỡ bước chân
Đi giữa trần gian
Khi thế gian cạn kiệt nụ cười
Khi thế gian chỉ còn nước mắt
Thì vẫn còn trẻ con như hạt mầm vươn lên từ đất
Những hoa hồng và nốt nhạc
Ngân lên lời ca AVE MARIA
Nếu mỗi đứa trẻ là một nốt nhạc
Cả thế giới này sẽ là bản hòa ca
Dâng lên Mẹ Maria
Ngày xưa Mẹ hiện ra
Để nhắn nhủ đôi lời cho dương thế
Mẹ tìm gặp những đứa trẻ
Những tâm hồn sạch trong
Mẹ muốn loài người trên thế gian
Hãy ăn năn đền tội
Hãy lần hạt Mân côi…
Những đứa trẻ dâng Mẹ nụ cười
Những đứa trẻ dâng Mẹ tiếng khóc
Mẹ nghe hết và lau khô nước mắt
Dịu dàng nâng đỡ bước chân
Đi giữa trần gian
Khi thế gian cạn kiệt nụ cười
Khi thế gian chỉ còn nước mắt
Thì vẫn còn trẻ con như hạt mầm vươn lên từ đất
Những hoa hồng và nốt nhạc
Ngân lên lời ca AVE MARIA
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)