Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Sân ga cuộc đời


Có người sánh ví cuộc đời giống như con tàu tốc hành. Nó luôn lao về phía trước, để lại đằng sau là những người thân cùng với những kỷ niệm vui buồn. Con tàu nào, dù hành trình dài hay ngắn cũng có lúc dừng lại ở một sân ga. Sân ga là đích điểm của hành trình. Người đi tàu đến sân ga thì phải xuống. Chẳng có ai đến sân ga mà lại nấn ná mãi trong toa. Sân ga cũng là điểm hẹn. Vợ đón chồng, cha mẹ đón con, ông bà đón cháu, bạn bè đón nhau. Cuộc gặp gỡ ở sân ga bao giờ cũng cảm động, vì đó thường là cuộc gặp lại sau những tháng ngày xa vắng, nhớ thương.
Con người khi sinh ra là khởi đầu một cuộc hành trình. Cuộc hành trình xa bao nhiêu rồi cũng có lúc dừng, cuộc sống con người trường thọ đến mấy rồi cũng đến hồi kết thúc, như con tàu dừng ở một sân ga, để hành khách xuống tàu gặp người thân đang chờ đợi. Thời điểm kết thúc cuộc đời được người ta gọi với nhiều danh từ khác nhau: an nghỉ, qua đời, chết, từ trần. Người theo Đạo Ông Bà thì nói chết là về với tiên tổ. Người tin Phật thì chết là về cõi niết bàn, người tin Chúa gọi khi chết là “về Nhà Cha trên trời”. Con người kết thúc cuộc đời trần thế, giống như hành khách xuống tàu ở sân ga để gặp người thân của mình.
Người tín hữu tin rằng khi nhắm mắt xuôi tay là về gặp Chúa. Đây là cuộc gặp gỡ mà họ đã chuẩn bị suốt một đời. Thực ra, cuộc gặp gỡ với Chúa đã khởi đầu khi con người được tái sinh nhờ bí tích Thanh Tẩy, vì nhờ bí tích này mà họ được ban ơn Đức Tin. Đức Tin chính là cuộc gặp gỡ thân tình, cá vị giữa người tín hữu với Chúa. Thế rồi, trong suốt cuộc đời dương thế, nhờ đời sống cầu nguyện và thực thi Lời Chúa, cuộc gặp gỡ ấy ngày càng thêm mặn nồng, thân thiết, đến nỗi Chúa với người tín hữu trở nên một, “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20). Cuộc gặp gỡ với Chúa sau khi kết thúc cuộc đời trần gian chính là hạnh phúc thiên đàng. Hạnh phúc này không phải là một điều gì trên trời đột ngột rơi xuống, trúng vào ai người đó hưởng, nhưng đó là kết quả của một cuộc sống tốt lành, mến Chúa yêu người. Đây là cuộc gặp gỡ trong tình Cha con thân thiết. Trong quan niệm thông thường, nhiều khi chúng ta quá chú trọng đến sự căng thẳng của ngày phán xét, mà quên đi hình ảnh của Thiên Chúa được diễn tả như người cha nhân hậu, luôn chờ đợi và mong con trở về, mặc dù người con ấy còn nhiều tội lỗi.
Khi kết thúc cuộc đời, chúng ta còn được gặp lại những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta gọi họ là “các thánh” vì họ đang hưởng vinh quang Thiên Chúa. Trong hành trình cuộc đời, chúng ta có sự hiệp thông và đồng hành thiêng liêng của họ. Họ cũng đang chờ đợi chúng ta, để cùng với chúng ta tôn vinh Chúa. Lời chúc tụng của chúng ta được hòa vào bản trường ca vô tận của các thiên thần và các thánh nam nữ.
Hành trình nào cũng có một đích điểm, con tàu nào cũng có một sân ga. Xác định điều đó, chúng ta sẽ nhìn đời lạc quan hơn. Chúng ta sẽ cố gắng nhiều hơn vì biết rằng những đau khổ sẽ qua, tốt xấu ở đời sẽ được phân xử. Đức Tin còn nhắc bảo chúng ta, có Chúa đang cùng đi với chúng ta trên mọi nẻo đường đời. Ngài đồng hành với chúng ta một cách thiêng liêng vô hình, và Ngài sẽ xuất hiện hữu hình khi chúng ta đến đích, kết thúc chuyến-đi-cuộc-đời.
Sân ga là bến đợi những người trở về, cũng là nơi tiễn những người đi xa. Hằng ngày, sân ga chứng kiến biết bao nước mắt. Đó là những giọt lệ buồn khi tiễn người thân, nhưng cũng là những giọt nước mắt hân hoan khi đón người đi xa trở về. Một người nằm xuống là đến sân ga bến đợi. Những người ở lại khóc thương đưa tiễn người ra đi. Nhưng, nếu biết chắc người thân của chúng ta vừa ra đi sẽ được đón tiếp nồng hậu ở đích điểm cuộc hành trình, thì cớ sao lại bi quan chán nản? Vẫn biết rằng, chết chóc ra đi là ly biệt, xuôi tay nhắm mắt là đau thương. Nhưng nhờ Đức Tin vào sự sống bên kia cõi chết, người ở lại sẽ bớt đau buồn vì hy vọng sẽ có ngày gặp lại người thân vừa nằm xuống. Màu tím của lễ phục cầu hồn diễn tả niềm hy vọng của người tín hữu khi tiễn đưa một người thân, như lời hẹn sẽ tái ngộ.
Sân ga vừa là điểm kết thúc một chuyến đi, cũng là điểm khởi đầu một hành trình mới, tức là hành trình vĩnh cửu. Khi nhắm mắt xuôi tay, ta kết thúc cuộc đời dương thế, đồng thời bắt đầu một cuộc sống mới. Chết không phải là hết, mà là bắt đầu sống. Chết còn là “sinh thì”, tức là giờ phút sinh ra để sống mãi mãi, “chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời”. Thân xác con người được vùi trong lòng đất, không phải để an nghỉ ngàn thu, nhưng như hạt giống gieo xuống sẽ nảy mầm để mọc lên một cây mới, xanh tươi kết trái dồi dào.
Mỗi chúng ta đang đi trên chuyến tàu cuộc đời, và sớm hay muộn cũng có ngày dừng lại ở bến đỗ. Ý thức điều này, mỗi người được mời gọi chuẩn bị sẵn sàng, để lúc con tàu vào sân ga, chúng ta được gặp Chúa trong tâm trạng vui mừng thánh thiện. Nếu người hành khách biết rõ thời điểm nào mình sẽ tới sân ga, thì mỗi chúng ta lại không biết ngày nào giờ nào Chúa đến gọi mình. Chúa Giêsu đã nói về việc Người sẽ đến “giống như kẻ trộm”. Lúc người ta không ngờ, thì Chúa đến. Chính vì thế, tôi phải sống tốt ngày hôm nay, vì biết đâu đó là ngày cuối trong đời. Tôi phải tranh thủ làm tròn bổn phận mỗi ngày, vì biết đâu ngày mai tôi chẳng còn hiện hữu trên đời. Tôi phải sống thân thiện với những người xung quanh vì biết đâu ngày mai tôi không còn gặp lại họ nữa. Mỗi ngày sống là một cơ hội mà tôi phải nắm lấy để sống tốt với mọi người. Tâm niệm điều ấy, “hôm nay, tôi phải sống tốt hơn hôm qua, và ngày mai phải tốt hơn ngày hôm nay”.
Lạy Chúa! chúng con tin rằng Chúa đang đợi chúng con ở cuối đường đời. Xin ban thêm nghị lực cho chúng con, để chúng con can đảm vượt lên mọi chông gai thử thách, trung thành theo Chúa đến cùng, vì Chúa là gia nghiệp và là hạnh phúc của chúng con. Amen.

+Gm Giuse Vũ Văn Thiên.


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA tuôn đổ đầy tràn
Con bước đi hân hoan cả hồn xác
Đường Hành Hương về nhà CHA hoan lạc
Miệng reo ca khúc nhạc "TẠ ƠN NGÀI"

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Một chiều trên đỉnh Can-vê

Một chiều trên đỉnh Can-vê
Mây mờ ảm đạm, bốn bề sầu vương.
Tiếng ai hấp hối đau thương
Bóng ai sầu rũ bước đường khổ đau?
Thân ai đanh sắt cắm sâu

Tim ai gươm sắc đâm thâu xé lòng?

Mẹ ơi! Con hiểu máu hồng
Chảy từ tim Chúa hoà trong Mẹ rồi.
Mẹ là Mẹ Đức Chúa Trời
Mẹ là Mẹ cả loài người chúng con.
Trái tim Mẹ phải héo hon.
Đớn đau bẩy sự sầu mòn tấm thân.
Lòng con cảm xúc vô ngần
Sầu bi, Thánh Giá - những vần chữ thiêng
Đời con nguyện giữ trong tim
Biến thành đời sống mến tin thực hành.
Nguyện xin Mẹ rất nhân lành
Giúp con đủ sức trung thành giữ luôn.

-Lm Phêrô Hồng Phúc-
Ảnh của Giáo Xứ Tân Thạnh.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Mẹ Têrêsa có thể được tuyên thánh vào năm tới 2016

Mẹ Têrêsa có thể được tuyên thánh vào năm tới 2016



Tòa Thánh đã hoàn thành tiến trình điều tra án tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa, và việc tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa có thể sẽ diễn ra vào năm tới.

Các tài liệu liên quan đến tiến trình điều tra án tuyên thánh đã được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài có thể sẽ triệu tập một công nghị các Hồng Y vào tháng Hai, 2016 để thông báo ngày giờ và địa điểm tổ chức lễ tuyên thánh cho Chân Phước Têrêsa. Tờ Malayala Manorama của Công Giáo tại Kerela, Ấn Độ cho biết như trên.

Theo tờ báo trên việc tuyên thánh có thể được tổ chức trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót, bắt đầu vào ngày 08 tháng 12 năm nay và kéo dài đến ngày 20 tháng 11 năm tới. Ngày mẹ Têrêsa qua đời là ngày 5 tháng Chín được xem như là một ngày tốt nhất cho việc tuyên thánh.

Tháng 8 vừa qua, việc chữa lành cho một người đàn ông Ba Tây thuộc giáo phận Santos ở Sao Paulo bị một khối u não ác tính đã được khẳng định như một phép lạ nhờ lời cầu bầu của Mẹ Têrêsa.

Đức Hồng Y Mar Baselios Cleemis, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Malabar và Đức Hồng Y Oswald Gracias và xin Đức Giáo Hoàng đến thăm Ấn Độ.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng cuối cùng đến thăm Ấn Độ vào năm 1986 và 1999.

Thánh lễ làm phép tượng Đức Mẹ và Nhà Nguyện Thánh Thể tại Núi Cúi





Sáng ngày 30/09/2015, trên đỉnh Núi Cúi, Đức Cha Chính Đaminh đã cử hành Thánh lễ làm phép tượng Đức mẹ Mân Côi và ngôi nhà nguyện. Cùng đồng tế có Đức Cha Phó Giuse, Đức Ông Vinhsơn, Quí Cha Quản hạt và Quí Cha vùng gia kiệm.



Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Đaminh đã làm phép tượng Đức Mẹ Mân Côi đặt trước ngôi nhà nguyện. Trong nghi thực làm phép, Đức Cha nói : Đây là bức tượng được tạc theo mẫu của bức tượng Đức Mẹ được trục vớt ở dòng sông Mêkông năm 2012. Đức Mẹ đã đến với dân tộc Cămpuchia, một dân tộc với 95% lương dân, một dân tộc đã phải qua biết bao đau thương và gian khổ, nhất là nạn diệt chủng gần một nửa dân tộc. Đức Mẹ đã soi sáng cho một người lương dân biết được "Mẹ đang ở dưới lòng sông", người ta đã vớt tượng Đức Mẹ lên và Đức Mẹ đã ban ơn cho 1 trong số những người trục vớt được khỏi căn bệnh hiểm nghèo.
Chính vì thế, Giáo phận chúng ta thỉnh Đức Mẹ về đây với hình ảnh của Ngài, để Đức Mẹ ở với chúng ta. Giáo phận chúng ta cũng đã trải qua biết bao thăng trầm thử thách và Đức Mẹ đã cho Giáo phận chúng ta có được ngày hôm nay. Chúng ta cầu xin Đức Mẹ bầu cử cùng Chúa cho Giáo phận chúng ta luôn được bình an, và xin cho mọi người luôn biết tôn trọng phẩm giá con người để Chúa được vinh danh.
Sau khi làm phép tượng, cộng đoàn bước vào Thánh lễ. Thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của đại diện một số dòng tu, đại diện giáo dân trong Giáo phận và những vị khách quí với những mối liên hệ khác nhau. Trong Thánh lễ, Đức Cha Phó Giuse đã chia sẻ Lời Chúa, Ngài nói : Hôm nay, sau gần 2 tuần lễ, chúng ta lại gặp nhau trên đỉnh Núi Mẹ, Mẹ Núi Cúi để tham dự nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ và nhà nguyện Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu sẽ ở lại đây với con cái của Chúa. Vì vậy cộng đoàn chúng ta cảm thấy có sự linh thiêng; chính trong bầu khí trang trọng này chúng ta đã lắng nghe Lời Chúa.
Đức Cha nói đến việc con người đã sợ Thiên Chúa, trốn tránh Thiên Chúa như Adam, chính vì thế mà con người phải khốn cùng. Bầu khí của Núi Cúi hôm nay gợi lên cho chúng ta hình ảnh của Môsô được Thiên Chúa gọi để đưa dân của Chúa ra khỏi nơi khổ ải đến Núi Chúa ký kết giao ước. Chúng ta là những Môsê, chúng ta đang được Chúa trao cho sứ vụ như Môsê đem những người đau khổ, những người sợ Chúa, xa Chúa trở về với Chúa, hãy đem họ ra khỏi sự đau khổ. Chúng ta nhận sứ mệnh trong ngôi nhà nguyện Thánh Thể này, Chúa ở đây để chờ đợi chúng ta đem con cái Chúa về với Ngài. Chúng ta đến với Chúa qua Đức Mẹ Vô Nhiễm, để chúng ta cũng được ơn vô nhiễm, được sạch tội và sống trong sự thánh thiện của Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức làm phép bàn thờ và ngôi nhà nguyện. Sau đó Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Ông Vinhsơn đã thay mặt cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Chính Đaminh nhân kỷ niệm 11 năm Giám mục. Đức Ông đã nói đến hồng ân Giám mục của Đức Cha đã khai mở cho Giáo phận một kỷ nguyên mới, một thời đại mới. Từ những cái "không có" trong quá khứ đã trở thành những cái "có" trong hiện tại và cả những cái chưa từng nghĩ tới thì hiện nay lại có thêm như trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi này. Đây lại là khởi đầu cho một chuỗi những hồng ân tiếp theo, với chương trình Ngũ Niên của Giáo phận, Giáo phận sẽ tiếp tục là một giáo phận truyền giáo mạnh mẽ đem tin mừng của Chúa cho anh chị em.
Hôm nay, hiện diện trong ngôi nhà nguyện này là đại diện của hơn 600 linh mục, hơn 2000 tu sĩ và cả triệu giáo dân đang hướng về Đức Cha tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân Giám mục và khẩn cầu lòng Chúa thương xót qua Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội cho một khởi đầu mới của Giáo phận Xuân Lộc. Không chỉ là những cơ sở vật chất nhưng là những đền thờ tâm hồn.
Đáp từ, Đức Cha Đaminh cũng chân thành cám ơn Đức Cha Phó Giuse, Đức Ông, Quí Cha và cộng đoàn. Đức Cha cảm tạ Chúa vì cho đến giờ này Ngài vẫn được đứng tại Núi Cúi trong chức vụ Giám mục. Ngài chia sẻ tâm tình về quê hương, Ngài được sinh ra trong đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội quê hương. Nơi Ngài lớn lên có 16 thánh tử đạo trong số 118 các Thánh Tử Đạo Việt Nam và còn lại 116 anh hùng tử đạo khác. Cho nên Đức Cha thao thức và ao ước có một nơi để tôn kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và kính các Thánh tử đạo Cha ông. Đây như là ơn Chúa và tiếng gọi mà Đức Cha luôn thao thức và thi hành.
Đức Cha đã cám ơn rất nhiều người đã luôn đồng hành và giúp đỡ Đức Cha tận tình cho đến ngày hôm nay với biết bao công trình Ngài đã thực hiện.
Sau lời đáp từ của Đức Cha, cộng đoàn chầu Thánh Thể; đây là giờ chầu đầu tiên tại ngôi Nhà nguyện Thánh Thể của trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, khởi đầu cho những giờ chầu của các đoàn hành hương.
Sau khi nhận phép lành Thánh Thể, cộng đoàn chia sẻ trong bữa cơm thanh đạm tại một hội trường nhỏ bên cạnh nhà nguyện.
Xin cầu chúc Đức Cha Chính Đaminh tràn đầy ơn Chúa và mạnh khỏe hồn xác. Ước mong mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ này, để nơi đây sẽ trở thành bài ca, ca tụng tình thương của Chúa và tôn vinh tình yêu của Mẹ.









































Nguồn tin: GP Xuân Lộc

Người Việt hiện diện bên Đức Phanxicô trong Đại hội Gia đình Thế giới

Trong thánh lễ bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới, ngày 27-9, tại Philadelphia, buổi lễ được Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế, người Việt Nam rất nức lòng khi có sự hiện diện rõ ràng của mình, góp phần trong buổi lễ.





Trong thánh lễ bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới, ngày 27-9, tại Philadelphia, buổi lễ được Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế, người Việt Nam rất nức lòng khi có sự hiện diện rõ ràng của mình, góp phần trong buổi lễ


Trong thánh lễ này, xơ Maria Hồng Quế OP, là người đọc bài đọc 2, Bài Thánh Thư theo Thánh Giacôbê 5,1-6. Xơ Hồng Quế, là người phụ trách Chương trình Chuyên đề Giáo dục của Ban Mục vụ Gia đình, Tổng giáo phận Việt Nam.

Trong phần lời nguyện giáo dân, một lời nguyện cầu cho Đức Phanxicô, cũng được đọc bằng tiếng Việt

Và đến cuối thánh lễ, một gia đình từ Việt Nam đã tiến lên nhận quyển Tin mừng theo thánh Luca từ tay Đức Phanxicô

Gia đình ông Vương, người điều hành một nhà máy ở Hà Nội, đã được Tòa Thánh chọn làm đại diện cho châu Á, trong thánh lễ của Đức Giáo hoàng tại Philadelphia.






Anh Vương Thiên Ân, 28 tuổi, cho biết, ‘Không lời nào có thể diễn tả được sự hạnh phúc của chúng tôi khi nghe tin mình sẽ được gặp Đức Thánh Cha. Ngài là một con người vĩ đại dẫn dắt một cộng đoàn lớn.’

Gia đình của ông Vương đã nhận từ tay Đức Giáo hoàng Phanxicô quyển Tin mừng theo thánh Luca, quyển sẽ được đọc xuyên suốt Năm Toàn xá Lòng Thương xót. Và quyển Tin mừng này không chỉ cho riêng gia đình ông, nhưng ông sẽ đem theo về hàng ngàn bản nữa để phân phát cho mọi người nơi quê nhà.


Một vài hình ảnh, nhưng nhiều hứa hẹn. Giáo hội Việt Nam đang nỗ lực và ngày càng lớn mạnh, và Đức Phanxicô cũng đã được lưu ý về điều này.



J.B. Thái Hòa





Khẩu Hiệu và Biểu Tượng của Đức Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai


Khẩu hiệu và biểu tượng: " Duc in altum, et laxate..." - "Hãy ra khơi và thả lưới" (Lc 5,4). Câu này có hai vế liên quan rất nhiều đến việc truyền giáo và động lực truyền giáo.
Vế thứ nhất " Hãy ra khơi" ( Ra chỗ nước sâu) diễn ý ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều tôn giáo khác, người dân tộc Khmer hiện diện, còn nhiều vùng sâu và xa chưa có một dấu vết gì về Kitô giáo, không hề nghe được chữ " Giêsu Kitô" nên rất cần đến với họ, ra chỗ nước sâu là đi vào nguy hiểm theo kinh nghiệm đánh cá, nhưng ra chỗ nước sâu lại có nhiều cá để đánh bắt.
Đến vế thứ hai " Thả lưới" muốn nói lên rằng khi đi ra chỗ nước sâu thì còn phải làm việc nữa, làm việc vất vả, chớ không thì uổng công, cho nên cần có sự hy sinh, thức đêm thức ngày và nhờ thế mới mong được kết quả ... " hầu như rách cả lưới ...".
Ngoài ra, trong biểu tượng huy hiệu có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa là Chúa Thánh Thần hướng dẫn con thuyền giáo phận ra khơi đánh bắt, thu được nhiều cá và cập bến bình an.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Trao ban sứ mệnh tuyệt vời

An bài Tạo Hóa, in sâu trong người.
Trao ban sứ mệnh tuyệt vời,
Cưu mang sự sống, vào đời hiện thân.
Mẹ cha nuôi dưỡng ân cần,
Chăm con khôn lớn, thiện chân sống đời.
Nối dòng con cháu ra khơi,
Công danh rạng rỡ, vui đời Mẹ Cha.
- Lm Giuse Trần Việt Hùng-

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Con về trên lối đi xưa

Con về trên lối đi xưa
Thời gian xa vắng cho vừa nhớ thương
-NNT-

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Lời kinh giản dị

Lời kinh giản dị “Kính Mừng…”
Tháng Mười biệt kính Nữ Hoàng Mân Côi
Muôn người rộn rã vui tươi
Hoa Kinh tươi nở trên môi hằng ngày
Mừng Mẹ diễm phúc dư đầy

Xin thương xót kiếp đọa đày thân con
Tháng ngày lữ khách trần gian
Gieo neo khốn khổ, gian nan sớm chiều
Lo toan, trăn trở bao điều
Nhọc nhằn bao nỗi, lao đao bước đời
Cầu xin Mẹ đỡ nâng hoài
Vững Tin-Cậy-Mến không ngơi khi nào
Niềm vui Giáo hội dâng cao
“Cổng Đức Tin” mở, mọi người vào hân hoan
Xin dâng Mẹ cả nhân gian
Mong mau hiệp nhất một niềm tin thôi.

-Trầm Thiên Thu-

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Chuỗi Mân Côi và đời con


Chuỗi Mân Côi : Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng
*Đầu con dù phủ tuyết sương,
Suốt đời Từ Mẫu vẫn thường bên con.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Lòng con yêu Mẹ sắt son đêm ngày.
Ngay từ lúc mớí sinh,
Trong đêm vắng một mình,
Ngồi bên con an giấc,
Mẹ nhè nhẹ lời Kinh.
Ngày tháng nằm trong nôi,
Con chưa hiểu được lời,
Tiếng Kinh ru ngày ấy,
Đem dấu ấn vào đời.
Tới khi con lớn lên,
Vọng tiếng chuông êm đềm,
Đôi chân chim nhỏ bé,
Theo mẹ buổi Kinh chiều.
Bước vào tuổi trưởng thành,
Theo đời để mưu sinh,
Con lên đường vội vã,
Trong lời Kinh độc hành.
Khi đến tuổi biết yêu,
Tâm hồn thấy cô liêu,
‘Kính Mừng..’ nghe cô quạnh,
‘Thánh Ma-ria-a ..’ ấm cúng nhiều.
Con khoác áo chiến chinh,
Giã từ tuổi thư sinh,
Quê Hương trùm khói lửa,
Vang dậy tiếng cầu Kinh.
Đeo ba-lô lên đàng,
Trong gói nhẹ hành trang,
Con mang theo ‘Hộ mệnh’,
Mân Côi Chuỗi Ngọc Vàng.
Ôi! Cuộc sống đao binh !
Cận kề với tử sinh,
Con nguyện Kinh cầu khẩn,
Cho Đất Nước thanh bình.
Hạnh phúc đợi bấy lâu,
Năm tháng còn đọng sầu,
Cuộc đời còn gian khổ,
Giọt lệ nhỏ Kinh cầu.
Hoàng hôn gác đầu non,
Thân con đã mỏi mòn,
Dâng Lời Kinh ước nguyện,
Tổ Quốc và Hồn con.
*Đêm đêm ngồi lặng bên đèn,
Phù du cuộc sống bon chen với người,
Bao năm trôi nổi một đời,
Câu Kinh xám hối,nghẹn lời ăn năn.
-Đinh Văn Tiến Hùng-

ÔNG CHA MÀ CŨNG XANH, ĐỎ, TÍM, VÀNG.....!!!!


(Truyện ngắn Lm. Ngô Phúc Hậu)

Một thầy giáo ăn mặc bảnh bao đến thăm một ông linh mục ở tuổi “quý vì hiếm”.
- Chào cha, con muốn hỏi cha vài chuyện.
- Chuyện gì mà vô đề long trọng thế?
- Con có nhiều bạn bên đạo Công giáo. Tụi nó mời con đi lễ nhiều lần. Con thấy lễ bên Công giáo rất ấn tượng...
- Ví dụ cụ thể!
- Bàn thờ trang trí rất đẹp. Ca đoàn hát rất hay. Lớn bé già trẻ đều đọc kinh nhịp nhàng như nhau. Khi ngồi, khi đứng, khi quỳ... ai nấy đều rập ràng. Đặc biệt là có một lúc cả nhà thờ im lặng đến đứng tim. Lúc đó mà con ruồi bay, thì cũng nghe thấy tiếng cánh vẫy. Nhưng... có một cái con không thích tí nào.
- Cái gì vậy?
- Con nói cha đừng giận nha.
- Bảo đảm không giận, không buồn, mà... còn thương hơn nữa.
- Các cha là đàn ông mà mặc áo lễ lòe xòe như bươm bướm, lại còn diêm dúa xanh trắng đỏ tím vàng. Như vậy có giống đồng bóng không cha?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng áo lễ của chúng tôi là diêm dúa, là đồng bóng. Hôm nay nghe anh nói, tôi mới giật mình và bắt đầu suy nghĩ.
Suy nghĩ về màu sắc
Theo ý kiến của dân gian, thì vũ trụ có năm màu, gọi là ngũ sắc: xanh, trắng, đỏ, tím, vàng. Mỗi màu cho ta một cảm giác suy tư.
Màu xanh là màu bao trùm không gian và thời gian. Về không gian thì: trời xanh, biển xanh chiếm ba phần tư diện tích trái đất, núi xanh, đồng xanh, vườn xanh. Về thời gian, thì màu xanh hiện hữu qua trọn bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Màu xanh tạo cảm giác thoải mái, dịu mát, thần kinh bớt căng thẳng. Vì thế màu xanh được coi là màu hòa bình và hy vọng.
Vì màu xanh có nhiều quá và trải dài triền miên qua bốn mùa, nên nó không được tôn quý. Có hiếm thì mới quý.
Các màu: trắng, đỏ, tím, vàng chỉ xuất hiện rất ít trong không gian. Màu đỏ của mặt trời chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi vào lúc hừng đông và hoàng hôn.
Các màu sặc sỡ chỉ xuất hiện vào mùa Xuân. Hoa đua nhau nở: hoa đỏ, hoa vàng, hoa tím. Nhưng kiếp hoa sớm nở chiều tàn, nên các màu sặc sỡ ấy không tồn tại lâu dài.
Màu đỏ kích thích thần kinh mạnh nhất và là màu của máu. Do đó màu đỏ tượng trưng cho chiến tranh, cho hy sinh vì đại nghĩa, cho sức mạnh.
Màu trắng vừa vui vừa trong sạch. Vì thế nó tượng trưng cho sự trinh khiết của trinh nữ và của tâm hồn liêm khiết thánh thiện.
Màu vàng rực rỡ làm chói mắt, nói lên tính cao sang quyền quý. Vì thế mà có từ “ngai vàng”, “hoàng cung”.
Màu tím là màu của buổi hoàng hôn. Màu gợi buồn. Màu giao ban giữa ngày và đêm.
Chính vì thế màu của áo lễ muốn gợi lên một cảm giác, muốn nói lên một ý nghĩa.
Đạo chúng tôi có hai biến cố ấn tượng nhất chi phối hết cả mọi sinh hoạt trong năm. Đó là Chúa Giáng Sinh và Phục Sinh. Vì vui nên áo lễ tôi mặc là áo trắng. Hứng lên thì mặc áo lễ vàng (không buộc) để đưa niềm vui lên tột điểm.
Hết hai mùa sặc sỡ rồi thì trở về mùa bình thường, gọi là mùa Thường Niên. Cũng như trong thiên nhiên, màu xanh là màu thường xuyên, thì trong Phụng vụ, khi không có gì đặc biệt, thì gọi là mùa thường, hay mùa Thường Niên. Dĩ nhiên áo lễ thời điểm này phải là màu xanh, màu thường xuyên, mặc không đặc biệt.
Ngoài hai đại lễ Giáng Sinh và Phục Sinh thì cũng có những kỷ niệm nho nhỏ.
Kỷ niệm ngày một vị thánh tuẫn đạo. Hôm ấy áo lễ đỏ nói lên tính hy sinh cao cả của người sẵn sàng chết vì đức tin.
Lễ Chúa Thánh Thần thì phải mặc áo lễ đỏ vì khi Ngài xuất hiện trong lễ Ngũ Tuần, thì có một khối lửa đỏ bập bùng trên trần nhà.
Kỷ niệm ngày một vị thánh đồng trinh, một vị thánh có đời sống liêm khiết, thì áo lễ màu trắng là hợp tình, hợp lý.
Ngày an táng hoặc ngày cầu hồn cho một tín đồ, thì màu tím là tuyệt vời.
Suy nghĩ về hình dáng áo lễ
Anh chê áo lễ của chúng tôi là lòe xòe như bươm bướm không phù hợp với đấng nam nhi, thì dường như tôi phải chịu thua anh. Tôi vẫn khẳng định rằng cái gì của nam nhi cũng phải nói lên tính “Đội đá vá trời xanh”. Y phục của nam nhi phải vuông vức, cứng cáp. Đối với đàn ông thì bộ áo vét của Âu Tây là tuyệt vời. Cái khăn đóng của Việt Nam là phá đám, là đánh chết vầng trán thông minh của nam nhi. Cái áo dài mà đàn ông Việt Nam mặc ngày xưa không những không đẹp mà còn làm cho phái khỏe “thộn” ra một cách buồn cười.
Tôi thua anh, nhưng cũng xin anh thông cảm với tôi, vì những lý do sau:
Ban đầu không hề có bản thiết kế áo lễ. Áo lễ ban đầu là áo đẹp và đứng đắn của thời ấy. Trong khi y phục đẹp và đứng đắn ấy biến dạng ở ngoài đời, thì vẫn giữ y nguyên trong đạo. Áo đời thường bỗng dưng trở thành áo lễ.
Những kiểu áo lễ trong đạo tồn tại hằng nhiều thế kỷ. Thay đổi không dễ. Vào thập niên bảy mươi, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã trao cho các chuyên viên tìm ra một thiết kế áo lễ có tính văn hóa Việt Nam. Đã có vài thử nghiệm, nhưng không tạo được sự đồng thuận rộng rãi. Người chuyên môn khảo cứu về văn hóa dân tộc cũng chưa có uy tín đủ.
Vì văn hóa hành trình nên y phục nào cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, hoặc rất ngắn. Áo lễ thì không dễ thay đổi thường xuyên nên không thể tránh được cái gọi là lỗi thời.
Ngoài đời cũng đành chịu số phận như thế. Ai cũng bảo rằng người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài là tuyệt vời. Nhưng nữ công nhân nhà máy dệt không thể mặc áo dài được. Nữ sinh Việt Nam mặc áo dài đội nón bài thơ là trên tuyệt vời. Nhưng khi đi xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm, khiến cái đầu nữ nhi cứng ngắc như đầu nam nhi. Đành phải chịu vậy thôi.
Anh thông cảm với áo lễ của chúng tôi nhé.         
Ảnh của Giáo Xứ Tân Thạnh.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Tâm Tình Với Mẹ


Kính mừng ..Mẹ đầy ơn thiên chúa
Con quỳ mắt ngóng trông lên mẹ
Kính chào Mẹ yêu
Mên dâng về Mẹ một đoá hồng
Kính mừng ..Mẹ là ngôi sao sáng
Giửa trờí sáng chói lung linh đẹp
Ánh ngời trần gian
Vững trông cậy Mẹ tâm trí con

Con dâng lời thành kính
Đời con nguyện yêu mên Mẹ
Con thành tâm kính Mẹ
Xin Mẹ thương dẫn dắt
Trọn đời con

Kính mừng ...Mẹ là ngôi sao sáng
Dẫn đường lối giúp con đi về
Với Mẹ - Mẹ yêu
Vững trông cậy Mẹ thương giúp con

Kính Mẹ... tràn hồng ân thiên chúa
Con quỳ ngước ngóng trông lên trời
Có Mẹ Mẹ yêu
Vững trông cậy Mẹ thương giúp con!
-amen-

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Cuộc sống

Cuộc sống luôn có những điều làm phiền chúng ta bất cứ lúc nào. Càng “để ý” đến chúng càng khó xử và thêm bực mình. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.
Ngọn nến to hay nhỏ không thành vấn đề, quan yếu là chúng ta có nỗ lực hay không. Chúng ta không thể thoát gian khổ và nghịch cảnh, nhưng chúng ta có thể giữ lòng thanh thản trước mọi bất trắc. Đây là vài “mẹo” để khả dĩ sống thanh thản:
1. Tự Vấn Lương Tâm. Khi giận ghét người khác, bạn sẽ bất an và có thể hành động sai. Tuy nhiên, khi bị ai ghét thì lòng bạn cũng khó thanh thản. Vậy bạn hãy tự vấn lương tâm xem có làm ai mếch lòng hay không, nếu cần thì đừng tiếc một lời xin lỗi. Sự bình an tâm hồn cần thiết nhất cho cuộc sống. Có thể nghèo khổ, nhưng lòng phải thanh thản.
2. Tĩnh Lặng. Mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ, bạn nên dành 10 – 15 phút để tập trung, giúp lắng đọng tâm hồn. Cố gắng loại bỏ mọi phiền toái và lo lắng để giữ cõi lòng bình an, nhờ vậy mà bạn có thể ngủ ngon. Thể lý khỏe thì tâm hồn mới có thể thoải mái để vui sống.
3. Tự Thân Vận Động. Một danh ngôn xác nhận: “Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp”. Ai cũng biết vận động không chỉ tốt cho cơ thể (khỏe mạnh, ngừa bệnh và trị bệnh) mà còn tốt cho tinh thần: Một tinh thần sáng suốt trong một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng lại không được người ta kiên trì vận động. Thuốc chỉ là liệu pháp khi bất đắc dĩ, không thể bằng liệu pháp tự nhiên (vận động và ăn uống lành mạnh). Không nên thức khuya, nhưng nên dậy sớm. Rồi tập thể dục, hít thở không khí trong lành, bấm huyệt, vận động để máu lưu thông tốt, tránh rượu, thuốc và thức ăn nhiều dầu mỡ. Chắc chắn bạn sẽ không cần… bác sĩ!
4. Dự Đoán. Cuộc sống luôn nhiêu khê hơn ta tưởng. Đơn giản như tờ giấy cũng có hai mặt huống chi các tình huống khác trên đời. Không bi quan đến nỗi sợ thất bại, nhưng cũng đừng chủ quan đến nỗi kiêu ngạo. Làm việc gì cũng nên đưa ra hai tình huống “thuận” và “nghịch”. Nếu xuôi chèo mát mái thì quá tuyệt vời, bạn tận hưởng hạnh phúc. Nhưng nếu gặp sự cố, bạn vẫn có thể thanh thản vì đã chuẩn bị tinh thần để không tuyệt vọng – dù có thể thất vọng một chút. Tất cả chỉ là tương đối, không thay đổi được tình huống thì đừng tự giày vò mình. Cuộc đời nên tính bằng “chiều sâu”, đừng tính theo “chiều dài”. Có những người chết trẻ nhưng là gương sáng cho bao người noi theo!
6. Nỗ Lực Không Ngừng. Nhàn cư vi bất thiện. Ăn không ngồi rồi dễ… sinh “tật xấu” (nghĩa đen và bóng). Đại đế Napoléon, đã phải thốt lên: “Chiến thắng một đạo quân còn dễ hơn chiến thắng chính mình”. Não càng hoạt động càng tạo các nối kết nhiều hơn và phong phú hơn. Vả lại, nhờ cố gắng mà bạn không hổ danh. Những người thành công và nổi danh trên thế giới (về mọi lĩnh vực) cũng đã bao phen “chao đảo” mới có được thành tựu đáng kể. Các thiên tài cũng có những người đã từng bị chê là “chỉ số IQ dưới mức trung bình” hoặc bị đuổi học từ… lớp ba!
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Cứ thanh thản, đừng tức giận, vì tức giận là tự trừng phạt mình bằng cái sai lầm của người khác, thế thì chỉ tự làm khổ mình! Như vậy là dại hay khôn?
-ẢNH Sr. Như Hà -TRẦM THIÊN THU-


Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Xin cho con lòng tin


Mỗi trang giấy, mỗi bài thơ con viết
Là lời kinh cầu khẩn của phận người
Từ bụi bùn, tro trấu lúc sinh sôi
Ôi, đức tin con, ngọn đèn trước gió
Những điều răn, mẹ ru con thuở nhỏ
Đã thấm sâu vào máu thịt, linh hồn
Đã thành nguồn, thành mạch chảy vào trong
Sao có lúc ba đào muôn trùng sóng?
Tưởng chừng như đã buông xuôi, tuyệt vọng
Giữa những vàng son, nhung gấm lụa là
Giữa ngọt ngào và cám dỗ phù hoa
Như khói thuốc cháy tàn chiều nhung nhớ
Những câu chữ vẫn nhạt nhòa, dang dở
Con ngờ rằng như cuộc rượu tàn vơi
Đời bao dung mà bút mực hẹp hòi
Sao thấy chông chênh mùa màng thất bát?
Đến bao giờ đồng xanh kia giáp hạt
Đến bao giờ mong trỗi dậy nhọc nhằn
Lạy Chúa Trời, con đấm ngực ăn năn
Người thu thuế mãi đàng xa, cúi mặt
Con hiểu rõ khi lòng mình tan tác
Đức tin mộng mơ của gã giang hồ
Có nghĩa gì như sông suối khát khô
Như hạnh phúc đã nhuốm mùi cay đắng
Cây muốn im, gió chẳng ngừng chẳng lặng
Ôi, đức tin con thoang thoảng hoa nhài
Mỗi chiều về, nghe trong bụi mận gai
Tiếng chim hót hay lời kinh giục giã
Cho con vững tin một lòng vàng đá
Nửa bước chân thôi, chạm tới thiên đường
Lạy Chúa từ bi, ghé mắt đoái thương
Con yếu đuối, li ti như hạt cải.
-Lê Đình Bảng-

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Lời kinh dâng kính


Tháng mười là tháng mân côi
Cha mẹ đã dạy từ hồi còn thơ
Bao năm cũng chẳng phai mờ
Niềm tin ta có là nhờ mẹ cha
Tối về xum họp cả nhà
Lời kinh dâng kính Chúa Cha trên trời
Được làm con Chúa trên đời
Đó là "Ân Sủng" tuyệt vời Chúa ban
Xin cho kiếp sống bình an
Lời cha mẹ dạy bảo ban con là:
"SỰ VUI"Thiên Chúa ban ra
Thiên Thần loan báo Đức Bà chịu thai
Bà sẽ sinh Chúa Ngôi Hai
Khiêm nhường Mẹ đã nói bài "xin vâng"
Mẹ đem Con Chúa hiến dâng
Tiên Tri ẵm lấy nói hằng chờ lâu
Sau này bà sẽ âu sầu
Mẹ hằng suy nghĩ kín sâu một mình.
"SỰ SÁNG" Thiên Chúa quang minh
Ngài chịu phép rửa Thánh Linh cao vời
Chúa Cha phán xuống từ trời
Con ta sủng ái nghe lời nơi ta
Phép lạ tiệc cưới Cana
Quyền năng Thiên Chúa ban qua Con Ngài
Nước Trời rao giảng công khai
Ta bo đỉnh núi nơi Ngài Hiển dung
Bí Tích Thánh Thể sau cùng
Để cho Nhân loại hưởng chung Ân Tình.
"SỰ THƯƠNG" Con Chúa hy sinh
Hiến thân chuộc tội một mình vì ai
Mang cây thập tự trên vai
Ba lần ngã qụy mão gai trên đầu
Toàn thân roi đã hằn sâu
Đinh nhọn đóng vào buốt thấu tâm can
Chúa Con cứu chuộc thế gian
Trút hơi thở cuối "Bức màn xé đôi"
Xác Ngài trong mộ trên đồi
Gôn-gô-tha đó tới hồi phục sinh.
"SỰ MỪNG" Con Chúa quang minh
Giê-su sống lại hiển vinh lên trời
Ma-ri-a trọn cuộc đời
Đồng công cứu chuộc tuyệt vời cao siêu
Mẹ dược Thiên Chúa thương yêu
Đưa lên cõi phúc diễm kiều Thánh Ân
Ngài còn sai Chúa Thánh Thần
Mang bình an đền ân cần trao ban
Tông Đồ còn ở thế gian
Bình an trí tuệ để loan Tin Mừng.
Con ơi! chớ có dửng dưng
Lời kinh mẹ dạy"Kình Mừng" ngày thơ
Bóng cha Mẹ đã khuất mờ
Lời kinh vẫn thuộc là nhờ Mẹ Cha
Cầu cho Cha Mẹ nơi xa
Con luôn lần chuỗi "Ngọc Ngà Mân Côi"
-Trầm Hương Thơ-